KHÁNH HÒA TRIỂN KHAI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV (PREP)

14/07/2020
Ngày 10/7/2020 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức lễ khởi động Dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP).

KHÁNH HÒA TRIỂN KHAI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV (PREP)

Ngày 10/7/2020 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức lễ khởi động Dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP).

Tới dự buổi lễ có BS.CKII Nguyễn Đình Thoan, Phó Giám đốc Sở Y tế; Lãnh đạoTrung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh cùng trên 50 đại biểu là cán bộ các khoa phòng chuyên môn của trung tâm; Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành và các thành viên trong nhóm cộng đồng phòng chống HIV/AIDS.

Hiện nay, tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm HIV ở hầu hết các nhóm có hành vi nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm có xu hướng giảm nhanh thì tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và cộng đồng người chuyển giới lại tăng lên. Với mục tiêu hướng tới không còn người nhiễm HIV năm 2030, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo bên cạnh các biện pháp can thiệp giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV đối với những người nhiễm HIV (như điều trị ARV sớm và duy trì tải lượng HIV ở mức dưới 200 bản sao/mL) thì điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV – hay gọi là PrEP là một trong những can thiệp có hiệu quả nhất để dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm nguy cơ cao như MSM, người chuyển giới nữ, tiêm chích ma túy, vợ/chồng/bạn tình của người nhiễm HIV.

Hiện nay, PrEP là một phần trong chiến lược dự phòng HIV toàn diện, bao gồm cả việc sử dụng bao cao su. PrEP là biện pháp dự phòng nhiễm HIV bằng cách uống thuốc kháng HIV đều đặn hằng ngày, trước khi phơi nhiễm HIV. Tuân thủ tốt có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục trên 90% và tiêm chích ma túy 70%. PrEP an toàn cho người dùng, cả phụ nữ mang thai và cho con bú.Đây cũng là cơ hội và điều kiện thuận lợi để nhóm có nguy cơ cao được dễ dàng tiếp cận dịch vụ dự phòng với chi phí thấp và hiệu quả cao.

Hiện nay, đã có hơn 2.000 khách hàng đang sử dụng dịch vụ PrEP. Dự kiến trong năm 2020, tỉnh Khánh Hòa sẽ cung cấp dịch vụ PrEP cho 80 khách hàng đồng thời triển khai các hoạt động truyền thông quảng bá dịch vụ PrEP tới các khách hàng có nhu cầu tiếp cận. Tại lễ khởi động đã có 5 bệnh nhân đăng ký sử dụng dịch vụ PrEP.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã nghe giới thiệu khái quát quy trình triển khai chương trình Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm, hướng dẫn cung cấp dịch vụ điều trị dự phòng và tham gia thảo luận, chia sẻ, giải đáp kế hoạch triển khai chương trình trên địa bàn.

Theo BS.CKII Tôn Thất Toàn – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, khi một người thường có hành vi nguy cơ cao bị nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su) và tiêm chích không an toàn (sử dụng chung bơm kim tiêm), hãy đến cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP.

Tại cơ sở cung cấp dịch vụ, bác sĩ sẽ tư vấn, trao đổi để biết khách hàng có nguy cơ cao bị nhiễm HIV hay không. Các khách hàng yên tâm là tất cả thông tin cá nhân của khách hàng được bảo mật. Nếu khách hàng có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ:

  1. Xét nghiệm HIV. Nếu khách hàng đã nhiễm HIV thì không dùng PrEP mà cần điều trị HIV/AIDS.
  2. Xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C. Nếu khách hàng bị viêm gan B hoặc viêm gan C thì khách hàng cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa về viêm gan để tư vấn, điều trị và theo dõi.
  3. Kiểm tra chức năng của thận (xét nghiệm), vì thận có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc PrEP. Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Nếu khách hàng có thể dùng được PrEP, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, giải thích và hướng dẫn việc sử PrEP.

Thuốc PrEP uống hàng ngày, mỗi ngày một viên. Có thể uống trước hoặc sau khi ăn.
Nên uống vào một thời điểm nhất định để tạo ra thói quen uống thuốc đều đặn.Nếu quên liều, cần uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên không được uống quá 2 liều trong một ngày (trong 24 giờ). PrEP không tương tác với đa số các thuốc khác nên an toàn khi uống cùng với nhau.

Hầu hết những người dùng PrEP không gặp tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số ít người có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, đau đầu, chán ăn...Thông thường, các phản ứng phụ này chấm dứt sau một đến hai tuần. Cần gọi điện và đến gặp bác sĩ ngay nếu những biểu hiện này kéo dài và ảnh hưởng đến sinh hoạt của khách hàng.

Với những người dùng PrEP trong một thời gian dài có thể gây loãng xương (rất ít gặp) hoặc ảnh hưởng đến thận, vì vậy điều quan trọng là người sử dụng PrEP cần được kiểm tra và xét nghiệm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Câu hỏi đặt ra là khách hàng sử dụng PrEP sau bao lâu có tác dụng phòng lây nhiễm HIV? Điều này phụ thuộc vào cách sinh hoạt tình dục, các cách sinh hoạt tình dục khác nhau cũng cần có thời gian khác nhau. Cụ thể để đạt hiệu quả tối đa thì:

  • Với quan hệ tình dục qua đường hậu môn (thường với nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới – MSM): Cần uống ít nhất 7 liều (7 ngày) mới có tác dụng tối đa phòng lây nhiễm HIV.
  • Với quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc phòng lây nhiễm HIV qua đường máu: Cần uống ít nhất 21 ngày mới có tác dụng phòng lây nhiễm HIV tối đa.

Người sử dụng PrEP sẽ cần đến cơ sở y tế để khám và lĩnh thuốc định kỳ:

  1. Tái khám lần đầu sau 1 tháng;
  2. Tái khám lần 2 sau tái khám lần đầu 2 tháng.
  3. Sau đó định kỳ ba tháng đến cơ sở y tế để khám và nhận thuốc một lần.

Người sử dụng PrEP nếu có biểu hiện bất thường, có thể đến gặp thầy thuốc bất kỳ khi nào.
Khi tái khám, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm xét nghiệm để theo dõi việc điều trị.

Khách hàng có thể chủ động dừng PrEP vì các lý do cá nhân như không còn hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV hoặc do tác dụng phụ của thuốc... Tuy nhiên trước khi dừng thuốc, cần trao đổi với bác sĩ để đảm bảo không bị lây nhiễm HIV.

Bác sĩ có thể chỉ định cho khách hàng dừng sử dụng PrEP khi:

  1. Khách hàng đã thay đổi hành vi và không còn nguy cơ lây nhiễm HIV, ví dụ: luôn sử dụng bao cao su đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục; không sử dụng chung bơm kim tiêm…;
  2. Khách hàng chỉ có một bạn tình mà bạn tình có HIV âm tính và không có hành vi nguy cơ cao;
  3. Vợ/chồng hoặc bạn tình nhiễm HIV đã điều trị ARV trên 6 tháng và có tải lượng vi rút đạt dưới ngưỡng phát hiện (dưới 200 bản sao/ml máu);
  4. Không có quan hệ tình dục.

Khi có chỉ định ngừng PrEP, khách hàng là người quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc người dự phòng nguy cơ lây nhiễm qua đường máu cần tiếp tục sử dụng đến hết 28 ngày sau lần phơi nhiễm cuối cùng. Đối với người nam quan hệ tình dục đồng giới qua hậu môn cần tiếp tục sử dụng thuốc PrEP 2 ngày sau lần quan hệ tình dục cuối cùng.

Một người dùng PrEP vẫn cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, bởi vì:

  1. PrEP làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ có khả năng lây nhiễm HIV nếu không sử dụng bao cao su.
  2. PrEP chỉ giúp phòng lây nhiễm HIV mà không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, không có tác dụng tránh thai, trong khi đó bao cao su vừa có tác dụng tránh lây nhiễm HIV vừa phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai viêm gan B, C...và giúp phòng tránh mang thai ngoài ý muốn.

Vì vậy, để an toàn nhất, bạn luôn dùng PrEP và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục như biện pháp bổ sung cho nhau.

Người phụ nữ không nhiễm HIV muốn có thai với chồng hoặc bạn tình đã nhiễm HIV có thể dùng PrEP để bảo vệ bản thân và thai nhi không bị lây nhiễm HIV, cách dùng như sau:

  1. Trong 21 ngày đầu, uống PrEP hằng ngày và dùng bao cao su đúng cách.
  2. Từ ngày thứ 22, không dùng bao cao su để có thể mang thai nhưng vẫn phải dùng PrEP đều hằng ngày.

Tuy nhiên sẽ không cần dùng PrEP nếu bạn tình đã được điều trị bằng thuốc ARV trên 6 tháng và có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện (dưới 200 bản sao/ml máu).

Vì vậy cần trao đổi với chồng hoặc bạn tình, tốt nhất cả hai người đến gặp thầy thuốc điều trị về HIV/AIDS để được tư vấn cụ thể trước khi quyết định mang thai.

Thanh Tùng

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập118
  • Hôm nay2531
  • Tháng hiện tại96692
  • Năm hiện tại1005162
  • Tổng lượt truy cập7171062
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website