SỬ DỤNG MUỐI I-ỐT TRONG CHẾ BIẾN THỨC ĂN

27/12/2019
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức thu nhập I-ốt lý tưởng nhất đối với con người là nồng độ I-ốt niệu đạt 100-199mg/L, tương ứng với lượng I-ốt ăn vào hàng ngày là 150-299mg. Nếu cơ thể tiếp nhận ít hơn số này sẽ gây ra các rối loạn do thiếu I-ốt.

SỬ DỤNG MUỐI I-ỐT TRONG CHẾ BIẾN THỨC ĂN

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức thu nhập I-ốt lý tưởng nhất đối với con người là nồng độ I-ốt niệu đạt 100-199mg/L, tương ứng với lượng I-ốt ăn vào hàng ngày là 150-299mg. Nếu cơ thể tiếp nhận ít hơn số này sẽ gây ra các rối loạn do thiếu I-ốt.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu I-ốt, cung cấp I-ốt vào toàn bộ muối ăn cho người dân; kết quả chương trình đã giúp giảm tỷ lệ bệnh bướu cổ của trẻ em. Tuy nhiên, gần đây việc thúc đẩy và hỗ trợ pháp lý cho muối tăng cường I-ốt và các hoạt động liên quan đang dừng lại.

Theo các chuyên gia nội tiết, thiếu I-ốt không chỉ gây ra bướu cổ đơn thuần mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của con người; từ bào thai, sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Thiếu I-ốt có thể gây tác hại cho mọi lứa tuổi, lứa tuổi bị ảnh hưởng nhất là thời kỳ bào thai và trẻ nhỏ. Ở thời kỳ bào thai, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc hocmon giáp trạng của người mẹ truyền sang cho con. Hocmon này quan trọng cho sự phát triển của não và hệ thần kinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai nếu thiếu I-ốt, sự phát triển bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là bộ não. Thiếu I-ốt trong thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Khi mẹ thiếu I-ốt nặng, trẻ sinh ra có thể đần độn vì tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có thể bị khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, lác mắt.

Ở giai đoạn cơ thể trẻ phát triển, nếu thiếu I-ốt sẽ gây bệnh bướu cổ, bệnh đần độn, chậm phát triển trí tuệ, hạn chế sự phát triển chiều cao, cân nặng, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, thiếu I-ốt sẽ làm giảm hoạt động tuyến giáp gây những biểu hiện rụng lông, táo bón, vàng da, sợ lạnh, tăng Cholesterol. Người lớn nếu thiếu I-ốt sẽ gây ra bướu cổ với các biến chứng như mệt mỏi, không linh hoạt và giảm khả năng lao động. Các rối loạn do thiếu hụt I-ốt làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra những hạn chế về hoạt động trí tuệ, thể lực mà không lường trước được.

Ngày 15/3/2017, Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, theo đó muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải tăng cường I-ốt. Sử dụng gia vị bổ sung I-ốt trong nấu ăn hàng ngày là biện pháp phòng ngừa thiếu I-ốt hiệu quả.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thiếu I-ốt dù là thể nhẹ cũng lấy mất của trẻ 13,5 điểm IQ, làm giảm năng lực học tập và trí tuệ của trẻ em. Việt Nam là nước nằm trong khu vực thiếu I-ốt có tỷ lệ lên đến 95,7%. Các kết quả điều tra của Viện Dinh Dưỡng cho thấy có 47% học sinh hoàn toàn không hiểu biết gì về lợi ích của I-ốt. Một số gia đình không có thói quen sử dụng muối I-ốt trong bữa ăn hàng ngày; phần lớn các bậc cha mẹ không quan tâm đến việc sử dụng muối I-ốt; trong khi đó việc dùng muối I-ốt cho những thức ăn chế biến sẵn trên đường phố, thức ăn công nghiệp đồ hộp, đồ nguội lại chưa được quan tâm.

Bệnh bướu cổ do thiếu I-ốt được gọi là bướu giáp đơn thuần, bướu giáp lành tính, bướu giáp không nhiễm độc hoặc bướu giáp địa phương. Bướu giáp đơn thuần thường khó phát hiện vì không có triệu chứng rõ ràng, ngoài biểu hiện cổ to ra, một số bệnh nhân có cảm giác nghèn nghẹn ở cổ. Người bình thường được phát hiện do người khác hoặc khi đi khám sức khỏe. Một số bệnh nhân có biểu hiện nhược giáp với triệu chứng mệt mỏi, đau cơ, táo bón, nói khàn, chán ăn, giảm trí nhớ, vùng cổ có một cục hoặc nhiều cục bất thường di động theo nhịp nuốt; cảm giác nghẹn, tức ở cổ nhất là khi nuốt.

Theo các chuyên gia, lượng I-ốt cần đảm bảo cho con người, người lớn cần khoảng 150mcg/ngày; trẻ em khoảng 100 mcg/ngày (tùy độ tuổi); phụ nữ có thai khoảng 200mcg/ngày. Mỗi gia đình cần sử dụng muối I-ốt làm gia vị trong chế biến món ăn hàng ngày; các thực phẩm giàu I-ốt là hải sản tôm, cua, cá, ghẹ, rong biển, tảo biển; các loại rau xanh đậm: rau dền, rau đay, mồng tơi; các loại trái cây tươi, thịt và sữa.

Các chuyên gia lưu ý, khi mua cần xem bao bì có ghi là muối I-ốt; có hàm lượng muối I-ốt cụ thể; bao bì nguyên vẹn, muối phải khô, sạch, không lẫn tạp chất bẩn; có nhãn mác nơi sản xuất, địa chỉ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng; có đăng ký chất lượng rõ ràng. Khi mua về cần bảo quản trong lọ có nắp đậy kín hoặc túi nilon buộc kín; để lọ đựng muối I-ốt xa bếp, tránh ánh sáng, tránh nguồn nhiệt, dùng hết lọ rửa sạch, phơi khô rồi dùng tiếp đợt khác; khi nấu thức ăn, lúc nhấc ra khỏi bếp mới cho muối I-ốt vào nêm nếm để tránh bốc hơi.

Hồng Hoa

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập75
  • Hôm nay16098
  • Tháng hiện tại75715
  • Năm hiện tại984185
  • Tổng lượt truy cập7150085
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website