CHO CON BÚ SỮA MẸ GIÚP TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH

06/11/2019
Theo các chuyên gia về miễn dịch, hệ thống miễn dịch của cơ thể rất phức tạp, những nguyên nhân gây rối loạn miễn dịch gồm (1) suy giảm miễn dịch, (2) tự miễn dịch, (3) quá mẫn.

CHO CON BÚ SỮA MẸ GIÚP TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH

Theo các chuyên gia về miễn dịch, hệ thống miễn dịch của cơ thể rất phức tạp, những nguyên nhân gây rối loạn miễn dịch gồm (1) suy giảm miễn dịch, (2) tự miễn dịch, (3) quá mẫn.

Suy giảm miễn dịch xảy ra khi một hoặc nhiều phần của hệ thống miễn dịch không hoạt động. Suy giảm miễn dịch có thể do tuổi tác, béo phì và nghiện rượu. Ở những nước nghèo, suy dinh dưỡng là nguyên nhân chính làm suy giảm miễn dịch. HIV/AIDS là bệnh làm suy giảm miễn dịch mắc phải. Một số trường hợp, suy giảm miễn dịch do di truyền như bệnh u hạt mạn tính. Đối với loại tự miễn dịch, do hệ thống miễn dịch nhầm mục tiêu vào các tế bào khỏe mạnh thay vì chỉ tấn công vào mầm bệnh lạ hoặc các tế bào bị lỗi. Các bệnh tự miễn như bệnh đái tháo đường tuýp 1, viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac, bệnh Graves. Còn sự quá mẫn do hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá theo cách làm hỏng các mô khỏe mạnh. Trong sốc phản vệ cơ thể phản ứng với chất dị ứng mạnh đến mức có thể đe dọa tính mạng.

Mỗi người sinh ra đều có một lượng miễn dịch nhất định; khả năng miễn dịch ở mỗi người là khác nhau. Hệ miễn dịch hoạt động tốt khi đến tuổi trưởng thành. Miễn dịch có 03 loại là bẩm sinh, thích ứng và thụ động. Miễn dịch bẩm sinh có tác dụng như một tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh, cụ thể như da, viêm mạc họng, ruột. Nếu mầm bệnh né tránh được hệ thống miễn dịch bẩm sinh thì quá trình miễn dịch thích ứng hoặc mắc phải sẽ diễn ra.

Sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Miễn dịch thích ứng có được là khi con người tiếp xúc với bệnh tật hoặc được tiêm vắc xin là lúc chúng ta tự tạo ra một lượng kháng thể vừa đủ để chống lại các mầm bệnh khác nhau. Đây là quá trình tạo bộ nhớ miễn dịch, gống như khả năng nhớ những kẻ thù trước đó. Đối với miễn dịch thụ động là loại miễn dịch “mượn” từ một nguồn khác, nó không tồn tại trong thời gian dài. Cụ thể, em bé nhận được kháng thể từ người mẹ qua nhau thai trước khi sinh và trong sữa mẹ sau khi sinh. Miễn dịch thụ động này giúp bảo vệ em bé khỏi một số bệnh nhiễm trùng trong những năm đầu đời.

Tiêm chủng là quá trình đưa vào cơ thể kháng nguyên hoặc mầm bệnh suy yếu, cơ thể tạo ra kháng thể; cơ thể lưu lại các bản sao của kháng thể có tác dụng giúp bảo vệ cơ thể nếu mối đe dọa này xuất hiện.

Khi tế bào Lympho B phát hiện kháng nguyên, chúng bắt đầu tiết ra kháng thể, là các protein đặc biệt có tác dụng vô hiệu hóa các kháng nguyên tương ứng. Mỗi tế bào lympho B tạo ra một kháng thể cụ thể như kháng thể chống lại vi khuẩn gây viêm phổi; loại khác có thể chống vi rút cảm lạnh thông thường. Kháng thể là một phần của một nhóm các hóa chất gọi là Immunoglobulin (Ig). Có nhiều loại, IgG giúp đánh dấu các vi khuẩn để các tế bào khác nhận ra và đối phó với chúng; IgM tiêu diệt vi khuẩn; IgA có trong nước mắt, nước bọt bảo vệ các cổng vào cơ thể; IgE chống lại ký sinh trùng và là nguyên nhân gây dị ứng; IgD gắn với tế bào lympho B bắt đầu phản ứng miễn dịch. Kháng thể khóa kháng nguyên, nhưng không giết chết nó, chỉ đánh dấu nó, việc tiêu diệt là của thực bào. Trong sốt xuất huyết, kháng nguyên NS1 và kháng thể IgM sẽ giúp xác định lần sốt này của bệnh nhân có phải là do vi rút Dengue hay không. Nếu IgG dương tính, bệnh nhân đang tình trạng sốt xuất huyết thứ phát. Thường NS1 xuất hiện trong máu ngày 1-9; IgM xuất hiện ngày 3-4; IgG xuất hiện muộn vào ngày 14.

Tế bào lympho T có tế bào helper (Th); tế bào killer T (TK). Tế bào T Th kích thích tế bào B tạo ra nhiều kháng thể hơn, thu hút nhiều tế bào T hoặc tế bào thực bào ăn tế bào. Tế bào TK tấn công các tế bào khác; TK đặc biệt hữu ích để chống lại vi rút.

Theo các chuyên gia miễn dịch để cải thiện tốt hệ miễn dịch cần tăng cường tập thể dục. Nếu người ít vận động làm hệ miễn dịch hoạt động chậm chạp. Dinh dưỡng hợp lý, chế độ ăn nếu nhiều năng lượng calo rỗng sẽ tăng cân mà có thể dễ bị nhiễm trùng. Người thừa cân, béo phì kèm theo bệnh tật làm hệ miễn dịch yếu đi. Một chế độ ăn giàu vitamin; chất chống oxy hóa giúp cơ thể tăng sức đề kháng với nhiễm trùng; vì vậy nên ăn nhiều trái cây; rau màu xanh đậm, đỏ, vàng, cam, quýt, kiwi, táo, nho đỏ, cải xoăn, hành tây, khoai lang, rà rốt, tỏi tươi, nấm hương... Ngủ đủ giấc sẽ giúp giảm căng thẳng, ngăn chặn tế bào bị suy yếu, tổn hại, tăng cức đề kháng đối với bệnh truyền nhiễm. Người bị căng thẳng liên tục sẽ bị tổn thương, dễ mắc các bệnh mãn tính, do cơ thể phải sản xuất nhiều hormon cortisol, adrenaline làm suy giảm hệ miễn dịch. Căng thẳng mạn tính liên quan bệnh tim, tăng huyết áp, ảnh hưởng chức năng tế bào bạch cầu. Đối với người uống quá nhiều rượu bia có thể gây ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu, làm giảm sức đề kháng cơ thể đối với nhiễm trùng. Sử dụng các chất gây nghiện, ma túy làm tổn hại tế bào bạch cầu, suy yếu hệ thống miễn dịch.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ là một dịch thể sống có độ phức hợp sinh học rất cao, có thành phần hòa tan, thành phần tế bào, bao gồm IgA, IgM, IgG, lysozyme, lactoferin, các enzym và các chất điều khiển miễn dịch khác. Các thành phần tế bào macrophare chứa IgA, lysozyme, tế bào lympho, bạch cầu hạt trung tính, các thành phần này tập trung rất cao ở sữa non. Nghiên cứu các mẫu sữa non nồng độ globulin miễn dịch SigA cao nhất trong ngày đầu, sau đó giảm dần, vì vậy cần cho trẻ bú sớm ngay sau sinh giúp cơ thể trẻ chống lại nhiễm khuẩn ngay sau khi chào đời. Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất trong 6 tháng đầu đời của trẻ.

Lâm Quyên

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập82
  • Hôm nay82
  • Tháng hiện tại76663
  • Năm hiện tại985133
  • Tổng lượt truy cập7151033
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website