PHÒNG NGỪA VIÊM MÀNG NÃO TRẺ EM BẰNG TIÊM VẮC XIN

20/11/2019
Ở con người, não bộ bao gồm các tế bào thần kinh giúp điều hòa sự vận động và tư duy của cơ thể. Não được bảo vệ bởi 3 lớp màng: màng cứng, màng nhện và màng mềm, Màng mềm dính sát vào não tủy, chứa rất nhiều mạch máu, có vai trò nuôi dưỡng và bảo vệ não.

PHÒNG NGỪA VIÊM MÀNG NÃO TRẺ EM BẰNG TIÊM VẮC XIN

Ở con người, não bộ bao gồm các tế bào thần kinh giúp điều hòa sự vận động và tư duy của cơ thể. Não được bảo vệ bởi 3 lớp màng: màng cứng, màng nhện và màng mềm, Màng mềm dính sát vào não tủy, chứa rất nhiều mạch máu, có vai trò nuôi dưỡng và bảo vệ não.

Viêm não là tình trạng các tác nhân gây bệnh tấn công trực tiếp vào não; có 02 nguyên nhân thường gặp là vi rút viêm não Nhật bản và vi rút đường ruột EV71. Viêm màng não là viêm màng mềm, các tác nhân gây bệnh tấn công vào màng mềm, khi bệnh nặng ảnh hưởng đến não.

Các bệnh viêm màng não và viêm não được phân biệt theo nguyên nhân như viêm màng não do vi khuẩn Hib; đây là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi; viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu, bệnh có thể gây tử vong rất nhanh nếu gặp thể tối cấp. Viêm não do vi rút Nhật Bản, bệnh lây qua đường muỗi đốt; vi rút viêm não Nhật Bản có thể truyền từ động vật chim, lợn sang người thông quan muỗi đốt. Viêm não do vi rút đường ruột từ đường tiêu hóa tấn công lên não, vi rút nguy hiểm nhất là enterovirus 71.

Tiêm vắc xin cho trẻ

Cách phòng bệnh viêm màng não và viêm não cho trẻ là tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Mỗi loại vắc xin chỉ có tác dụng phòng ngừa 1 loại bệnh lý não- màng não. Hiện chúng ta đang có vắc xin viêm não Nhật Bản, vắc xin viêm màng não do Hib; vắc xin viêm màng não do não mô cầu. Các bậc cha mẹ cần chú ý vệ sinh, ăn uống sạch sẽ, rửa tay cho trẻ trước khi ăn; vệ sinh nhà cửa, môi trường nơi ở sạch sẽ, thoáng mát; cho trẻ ngủ màn tránh muỗi đốt.

Viêm màng não do vi khuẩn Hib (Haemophilus Influenza tuýp B) xảy ra chủ yếu ở những trẻ không được tiêm ngừa; đây là nguyên nhân chính gây bệnh viêm màng não mũ ở trẻ 1-3 tuổi. Bệnh viêm màng não trẻ em do vi khuẩn Hib chủ yếu lây từ người sang người thông qua đường hô hấp; bệnh ủ bệnh dưới 10 ngày, có tỷ lệ tử vong khá cao và thường xảy ra trong những ngày đầu tiên.

Viêm màng não do phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Viêm màng não do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não. Hiện nay do kháng sinh bị vi khuẩn đề kháng nên việc điều trị bệnh viêm màng não trẻ em do phế cầu khuẩn điều trị ngày càng khó khăn.

Viêm màng não cầu (Neisseria meningitides) có thể gây bệnh riêng rẽ hoặc nhiều cơ quan tại hệ thần kinh, mắt, đường hô hấp, màng tim, máu, khớp, đường tiết niệu và đường sinh dục. Có hai bệnh thường gặp là viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết. Viêm màng não trẻ em do mô cầu là bệnh lây qua đường hô hấp; thời gian ủ bệnh từ 1 -10 ngày. Bệnh thường khởi phát đột ngột, các dấu hiệu giống cảm cúm; nhức đầu; buồn nôn và nôn; cơ thể thấy ớn lạnh; rét run, đau khớp, đau cơ, vùng sống lưng và hai chân. Người bệnh bị tụt huyết áp, mạch đập nhanh, có thể bị sốc. triệu chứng điển hình của viêm màng não mô cầu là xuất huyết ban, ở vùng nách, hông, quanh các khớp khuỷu, gối, cổ chân. Ban có dạng giống như các nốt phỏng, lan rộng, xuất hiện 1-2 ngày sau khi sốt.

Các chuyên gia hô hấp khuyến cáo, ngay khi trẻ bị sốt, cha mẹ, người chăm sóc cần chú ý những dấu hiệu như sốt, biếng ăn, bú giảm, hệ tiêu hóa rối loạn, tiêu chảy, nôn, ho, chảy nước mũi. Những triệu chứng này dễ nhầm với các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp thông thường, sốt do vi rút. Cha mẹ cần theo dõi liên tục nhiệt độ cơ thể của trẻ; trẻ sốt trên 38,5 độ C cần lau mát cơ thể trẻ, cho uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn liều lượng và cân nặng của trẻ.

Các dấu hiệu cảnh báo viêm màng não trẻ em là co giật toàn thân hoặc co giật tay, chân, mắt, miệng. Về rối loạn ý thức, ban đầu trẻ sẽ dễ bị kích động, sau đó trẻ rơi vào lờ đờ, ngủ li bì, hôn mê. Trẻ có biểu hiện đau đầu, nôn, liệt mặt, giảm vận động tay, chân hoặc liệt nửa người. Khi trẻ có những dấu hiệu cảnh báo, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm chẩn đoán điều trị kịp thời. Tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu không có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ; không cho trẻ uống các loại lá cây theo mách bảo. Nếu trì hoãn, chậm trễ việc đưa trẻ đến bệnh viện có thể gây nguy hiểm tính mạng của trẻ và làm tăng nguy cơ để lại nhiều di chứng thần kinh do bệnh được điều trị muộn.

Lưu ý, các bậc cha mẹ cần chú ý cho trẻ tiêm chủng đầy đủ các vắc xin, theo dõi và đảm bảo trẻ được tiêm ngừa đúng lịch và đầy đủ.

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập89
  • Hôm nay15915
  • Tháng hiện tại75532
  • Năm hiện tại984002
  • Tổng lượt truy cập7149902
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website