HẠT BỤI SILIC GÂY TỔN THƯƠNG SẸO TRÊN MÔ PHỔI

05/12/2019
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

HẠT BỤI SILIC GÂY TỔN THƯƠNG SẸO TRÊN MÔ PHỔI

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phân loại thành 29 nhóm bệnh nghề nghiệp với hàng trăm bệnh khác nhau.

Bệnh bụi phổi Silic

Bệnh bụi phổi Silic thuộc nhóm các bệnh nghề nghiệp bụi phổi và phế quản theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT. Bệnh bụi phổi Silic là tình trạng bệnh lý của phổi do hít phải bụi có chứa silic trong môi trường lao động. Bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong 28 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở nước ta. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2011, bệnh bụi phổi silic chiếm đến 74,4% trong tổng số các bệnh nghề nghiệp trong toàn quốc.

Theo các chuyên gia bệnh phổi, tinh thể silic tự do (SiO2) là một trong những loại khoáng chất thường gặp, nó tìm thấy trong cát, các loại đá granite, sa thạch, đá phiến, một số loại quặng than đá và kim loại. Bệnh là loại bệnh mạn tính do tiếp xúc với bụi trong thời gian dài 5-10 năm. Những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh là làm các công việc tiếp xúc với bụi silic tự do như khai thác quặng đá; đẽo mài đá có chứa silic tự do; tán, nghiền, sàng các quặng đá, công việc tiếp xúc với bụi cát khuôn, làm sạch vật đúc; làm sạch nhẵn vật bằng tia cát; sản xuất chế biến thủy tinh, gạch chịu lửa, đồ gốm…

Về triệu chứng ở giai đoạn bệnh sơ phát chưa có triệu chứng, người bệnh có thể được phát hiện qua chụp X- quang trong đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc lý do khác. Triệu chứng khó thở là triệu chứng cơ bản có thể do người bệnh bị xơ phổi hoặc khí thủng, lâu ngày khó thở diễn ra thường xuyên. Bệnh nhân ho, khạc đàm là triệu chứng viêm phế quản, giai đoạn muộn bệnh nhân có thể trạng giảm sút nhiều; khạc ra đàm đen, lỏng ở những người công nhân mỏ than. Đối với giai đoạn bệnh cấp tính bệnh nhân khó thở đột ngột, tiến triển nhanh, sốc, tử vong nhanh trong vài tháng.

Những bệnh nhân có thời gian tiếp xúc với bụi ít nhất 05 năm khi khám sẽ được các bác sĩ xem xét, hội chẩn, trên phim X-quang có hình ảnh tổn thương hạt xilico; một số dấu hiệu khác giúp chẩn đoán là khó thở khi gắng sức, đau tức ngực, hội chứng tắc nghẽn phổi và hội chứng hạn chế. Bệnh hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả mà chỉ làm giảm triệu chứng với thuốc chống viêm, thuốc giảm xơ hóa phổi, thuốc bao bọc xung quanh hạt bụi Si02 để bảo vệ đại thực bào hay rửa phế nang để hút hết bụi cùng với các thực bào ăn bụi ra khỏi đường hô hấp.

Công việc tiếp xúc với bụi silic

Các chuyên gia khuyến cáo, silic có thể gây tử vong cho những người thường làm việc với đá, bêtông, thủy tinh hoặc các dạng đá khác. Nếu có bất cứ dấu hiệu như ho dữ dội, hụt hơi, tức ngực, sốt, đổ mồ hôi đêm, giảm cân, suy hô hấp cần đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh ở giai đoạn cấp tính khi tiếp xúc với bụi silic ở mức độ cao từ vài tuần đến vài tháng, bệnh tiến triển nhanh chóng. Bệnh ở giai đoạn tiến triển xuất hiện sau 5-10 năm tiếp xúc với khoáng chất; bệnh bụi phổi mạn tính xuất hiện sau 10 năm tiếp xúc; chỉ tiếp xúc với một lượng nhỏ silic cũng có nguy cơ bị bệnh mạn tính. Các hạt bụi hoạt động như lưỡi dao nhỏ trên phổi, tạo những vết cắt nhỏ có thể gây sẹo mô phổi khi hít qua mũi hoặc miệng. Phổi bị sẹo không thể tự mở và đóng lại khiến bệnh nhân thở khó khăn hơn. Ngoài chụp X- quang ngực, có thể bác sĩ chỉ định nội soi phế quản để quan sát mô phổi; các mẫu mô và chất lỏng được lấy trong quá trình soi phế quản.

Biện pháp phòng tránh bệnh bụi phổi Silic là tránh tiếp xúc với silic khi bị bệnh và bỏ hút thuốc lá vì hút thuốc lá làm tổn thương mô phổi. Những người mắc bệnh bụi phổi silic có nguy cơ mắc bệnh lao nên thường xuyên xét nghiệm kiểm tra bệnh lao. Khi làm việc cần đeo khẩu trang chuyên dụng để tránh hít phải silic, phương pháp phun nước và cắt ướt giúp giảm nguy cơ tiếp xúc silic; đối với khoan cắt bê tông, thủy tinh. Những nơi làm việc, nhà máy phải đáp ứng tiêu chuẩn về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Người lao động nên ăn uống ở những nơi không có silic, nên bỏ thuốc lá, cần rửa tay sạch trước khi ăn uống.

Đối với biện pháp kỹ thuật cần tránh bụi bay tung lên, sản xuất trong chu trình kín hoặc có hệ thống hút gió tại chỗ; hiện đại hóa sản xuất, tránh lao động gắng sức. Đối với biện pháp y tế cần thường kỳ kiểm tra môi trường lao động; tổ chức khám sức khỏe công nhân, người lao động ở các hầm mỏ, ngành công nghiệp nhiều bụi; khám sức khỏe định kỳ những nơi có hàm lượng silic tự do cao; công nhân làm phun cát đánh bóng, làm sạch, xay thạch anh, khoáng sản cần 06 tháng đi khám định kỳ sức khỏe một lần./.

Văn Hanh

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

147/KSBT-TCHC

Chào giá cung cấp dịch vụ cho thuê dàn âm thanh, sản xuất market

543/KSBT-KHNV

Mời chào giá in sổ sách, biểu mẫu phục vụ TCMR năm 2024

463/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, vật tư phòng chống bệnh sốt rét

445/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh nước (lần 2)

444/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất vi sinh đường ruột phục vụ xét nghiệm (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập489
  • Hôm nay2819
  • Tháng hiện tại127247
  • Năm hiện tại811219
  • Tổng lượt truy cập6977119
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website