HẠN CHẾ TIẾP XÚC TIẾNG ỒN GIÚP BẢO VỆ ĐÔI TAI

05/12/2019
Người lao động làm việc trong các xưởng cơ khí, xưởng gỗ nếu không được trang bị bảo hộ lao động như đeo nút chống ồn, chụp tai thường mắc bệnh điếc nghề nghiệp.

HẠN CHẾ TIẾP XÚC TIẾNG ỒN GIÚP BẢO VỆ ĐÔI TAI

Người lao động làm việc trong các xưởng cơ khí, xưởng gỗ nếu không được trang bị bảo hộ lao động như đeo nút chống ồn, chụp tai thường mắc bệnh điếc nghề nghiệp.

Báo cáo của Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe lao động và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, khám 2.843 người lao động có 09 người mắc bệnh điếc nghề nghiệp ; 296 người phải theo dõi về tình trạng bệnh điếc. Kết qủa lấy các mẫu đo đọc các yếu tố liên quan đến môi trường lao động tại 492 cơ sở có 783/5.787 mẫu tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép, tỷ lệ vượt mẫu là 13,5%, đây là nguyên nhân dẫn đến gia tăng bệnh điếc nghề nghiệp.

Hạn chế tiếp xúc tiếng ồn giúp bảo vệ đôi tai

Theo các bác sĩ dự phòng, những người lao động làm việc ở môi trường có tiếng ồn từ 85dBA trở lên, tiếp xúc liên tục với tiếng ồn sẽ giảm thính lực; nếu thời gian tiếp xúc từ 03 tháng trở lên và trung bình mỗi ngày trên 06 giờ sẽ dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Người bệnh sẽ nghe kém ở thời kỳ đầu và thường bỏ qua. Giai đoạn đầu xảy ra từ vài tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc với tiếng ồn, người bệnh cảm thấy ù tai, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tức ở hai tai, đau đầu, mất ngủ. Trong giai đoạn bệnh tiềm tàng chỉ có triệu chứng duy nhất là nghe kém, nghe kém ngày càng tăng, kéo dài hàng tháng, hàng năm tùy theo mỗi người. Ở giai đoạn rõ rệt, người bệnh thấy mình nghe kém khi giao tiếp ngôn ngữ, nghe kém cả hai tai ngày càng tăng dẫn đến điếc và có thể điếc không hồi phục.

Để phòng bệnh điếc nghề nghiệp, khi làm việc trong môi trường tiếng ồn người lao động cần sử dụng các dụng cụ bảo vệ như nút tai, loa che tai. Đối với người sử dụng lao động nên bố trí thời gian làm việc hợp lý cho người lao động, khám sức khỏe định kỳ, đo thính lực để phát hiện sớm và có giải pháp xử lý kịp thời.

Theo các chuyên gia tai mũi họng, bệnh khiếm thính còn gọi là bệnh điếc hay mất thính lực là tình trạng bệnh nhân có thể nghe thấy một số âm thanh nhưng rất kém. Bệnh nhân có thể không nghe thấy ai đó nói, ngay cả khi họ đang sử dụng giọng nói bình thường hoặc có thể chỉ nghe những âm thanh rất lớn.

Mất thính lực có 03 loại: Một là dẫn truyền liên quan đến tai ngoài hoặc tai giữa; Hai là thần kinh liên quan đến tai trong; Ba là hỗn hợp kết hợp cả tai ngoài, tai giữa và tai trong. Người cao tuổi, người tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn đều góp phần làm giảm thính lực. Mất thính lực có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Các bác sĩ chuyên khoa thính lực có thể thực hiện các liệu pháp giúp điều trị cải thiện để tăng sức nghe của bệnh nhân.

Cấu tạo tai có 03 khu vực chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Sóng âm truyền qua tai ngoài và gây rung ở màng nhĩ. Màng nhĩ và 03 xương nhỏ của tai giữa khuếch đại các rung động khi chúng di chuyển đến tai trong. Ở đó, các rung động truyền qua chất lỏng trong cấu trúc hình ốc ở tai trong ốc tai. Các tế bào thần kinh trong ốc tai được gắn vào hàng ngàn sợi lông nhỏ giúp chuyển các rung động âm thanh thành tín hiệu được truyền đến não, bộ não biến những tín hiệu này thành âm thanh.

Ở trẻ sơ sinh nếu mắc bệnh điếc tai là nguyên nhân bẩm sinh. Đối với người cao tuổi, lão hóa và tiếp xúc với tiếng ồn lớn có thể gây ra sự hao mòn trên lông hoặc tế bào thần kinh trong ốc tai gửi tín hiệu âm thanh đến não. Khi những sợi lông hoặc tế bào thần kinh này bị hư hỏng nặng hoặc biến mất, tín hiệu điện không được truyền đi một cách hiệu quả và mất thính giác.

Các chuyên gia lưu ý, một tiếng động rất lớn như súng nổ có thể làm hỏng thính giác. Sự tích tụ ráy tai cũng có thể ngăn chặn sự truyền sóng âm thanh, tai bị nhiễm trùng, khối u ở tai ngoài, tai giữa cũng có thể gây mất thính lực. Thủng màng nhĩ cũng làm ảnh hưởng đến thính giác, một số loại thuốc điều trị ung thư, bệnh tim mạch, nhiễm trùng nặng có thể làm giảm hoặc mất thính giác. Trong nhiều trường hợp do thính giác giảm dần nên hầu hết mọi người không chú ý, các triệu chứng cần chú ý là: khó để nghe lời nói và âm thanh khác; khó hiểu các từ nhất là khi có tiếng ồn, đám đông; thường xuyên yêu cầu người khác nói chậm, to hơn; tăng âm lượng của tivi, đài; các cuộc hội thoại trở nên khó khăn; ít quan tâm đến mối quan hệ xã hội. Để bảo vệ đôi tai cần hạn chế thời gian và cường độ tiếp xúc tiếng ồn, đeo nút tai bảo vệ; kiểm tra thính giác thường xuyên; quan tâm đến các rủi ro từ việc sử dụng các dụng cụ điện, nghe hòa nhạc công suất lớn; kiểm tra các loại thuốc sử dụng gây độc cho tai và nếu được hãy có sự tư vấn của bác sĩ./.

Hữu Lai

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

147/KSBT-TCHC

Chào giá cung cấp dịch vụ cho thuê dàn âm thanh, sản xuất market

543/KSBT-KHNV

Mời chào giá in sổ sách, biểu mẫu phục vụ TCMR năm 2024

463/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, vật tư phòng chống bệnh sốt rét

445/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh nước (lần 2)

444/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất vi sinh đường ruột phục vụ xét nghiệm (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập314
  • Hôm nay3748
  • Tháng hiện tại133145
  • Năm hiện tại817117
  • Tổng lượt truy cập6983017
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website