TỰ KHÁM VÚ ĐỀU ĐẶN PHÁT HIỆN BỆNH Ở VÚ

05/12/2019
Ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ; ước tính mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc ung thư, trong đó ung thư vú chiếm 1,2 triệu ca.

TỰ KHÁM VÚ ĐỀU ĐẶN PHÁT HIỆN BỆNH Ở VÚ

Ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ; ước tính mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc ung thư, trong đó ung thư vú chiếm 1,2 triệu ca. Tại Việt Nam, theo báo cáo Bệnh viện K năm 2018 Việt Nam có 164.671 ca mắc mới ung thư, trong đó phát hiện 15.229 ca (chiếm 9,2%) trường hợp ung thư vú. Ung thư vú có tần suất 43,1/100.000 dân, tỷ lệ tử vong 12,9/100.000 dân.

Theo thống kê, có đến hơn 60% trường hợp phát hiện và điều trị bệnh ung thư vú đã ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân mắc bệnh do lỗi của gen BRCA1 và BRCA2 chỉ chiếm tỷ lệ 5-10%; như vậy nguy cơ mắc ung thư vú có thể còn do lối sống và di truyền.

Ung thư vú phát triển tại các tế bào ống dẫn hoặc tiểu thùy, số lượng và tính chất của các bộ phận này ở ngực phụ nữ là giống nhau, bất kể vú có kích thước to hay nhỏ. Các chuyên gia ung thư cho biết, số trường hợp mắc ung thư vú ở độ tuổi dưới 35-40 tuổi ngày càng tăng. Hầu hết bệnh nhân ung thư vú đều không biết tự khám vú hoặc không có thói quen tự khám để phát hiện các bất thường một cách sớm nhất.

Ung thư vú ở giai đoạn sớm không hề có triệu chứng đau. Đau thường xuất hiện khi ung thư đã sang giai đoạn muộn khi khối u bắt đầu xâm lấn, di căn. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư vú nếu được phát hiện sớm lên đến 80%. Thực hiện kiểm tra vú tại nhà cũng là biện pháp giúp phát hiện bệnh sớm.

Ung thư vú chủ yếu xảy ra ở nữ giới. Khi khối u đã phát triển sẽ có triệu chứng sưng toàn bộ hoặc một phần vú ngay cả khi ta không sờ thấy khối u; xuất hiện một khối u cứng ở vú; thay đổi da ở vùng vú, đau rát hoặc có chỗ lõm; đau tức ở bầu vú hoặc núm vú; núm vú thay đổi bất thường như thụt vào trong, vùng da xung quanh bị ửng đỏ, đóng vảy hoặc dày lên, tiết dịch ở núm vú không phải sữa.

Các bước tự kiểm tra vú

Các chuyên gia ung thư cho biết, từ 20 tuổi phụ nữ nên tự kiểm tra vú định kỳ mỗi tháng một lần, sau khi hết kinh 05 ngày, lúc này vú mềm nhất. Kiểm tra được thực hiện đều đặn kể cả sau khi mãn kinh. Các bước kiểm tra gồm:

1. Cởi áo đứng trước gương quan sát hai vú có đối xứng không, da vùng ngực có bị nhăn nheo, sần sùi hay thay đổi màu sắc không, núm vú có bị lõm xuống, tiết dịch bất thường không.

2. Dùng ngón tay kiểm tra đầu vú. Ngón cái và ngón trỏ vê nhẹ đầu vú; ấn nhẹ đầu vú xem có phát hiện khối u; bóp nhẹ núm vú xem có dịch tiết bất thường chảy ra không.

3. Kiểm tra toàn bộ vú. Dùng 04 ngón tay kiểm tra toàn bộ vùng vú theo hướng xoắn ốc từ núm vú ra bên ngoài hoặc theo hình nan hoa từ trong ra ngoài rồi từ ngoài vào trong. Dùng phần mềm ở đầu ngón tay để ấn nhẹ, miết trên vùng da vú xem có u, hạch bất thường không.

Những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên thực hiện khám tầm soát ung thư vú, đó là phụ nữ trên 40 tuổi; phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh; tiền sử gia đình có bệnh lý ung thư vú; ung thư phụ khoa, đột biến gen BRCA1, BRCA2; phụ nữ đang có triệu chứng nghi ngờ như đau ở vú, có cục ở vú, phụ nữ có kinh sớm trước 10 tuổi…

Các chuyên gia ung thư cho biết, ở giai đoạn sớm các tế bào ung thư mới nhen nhóm xuất hiện, phát triển thành khối u khoảng 1cm, nếu được điều trị thời gian sống được thêm 08-10 năm. Khi khối u ở vú từ 1cm đến 2cm là giai đoạn 02 của bệnh ung thư vú, lúc này người bệnh có thể dễ dàng sờ nắn thấy khối u. Khi khối u tăng từ 4cm trở lên, khả năng điều trị giảm bớt, thời gian sống ngắn hơn. Như vậy, nếu phát hiện sớm 80% phụ nữ bị ung thư vú có cơ hội chữa khỏi bệnh. Ở giai đoạn 02 tỷ lệ chữa khỏi giảm xuống còn 60%. Nếu chữa khỏi người bệnh có thể sống khỏe mạnh đến 20 năm và lâu hơn nữa, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra.

Các phương pháp tầm soát ung thư vú gồm chụp X- quang tuyến vú giúp phát hiện những bất thường nhỏ nhất ở tuyến vú, sự thay đổi mật độ bất thường hoặc vôi hóa ở vú ; siêu âm vú khi phát hiện ở một khu vực cụ thể ở vú có những bất thường mà trên hình ảnh X-quang không thấy rõ; chụp cắt lớp vi tính và biện pháp sinh thiết tế bào vú để xét nghiệm và đưa ra kết luận có phải ung thư vú hay không. Các chuyên gia cũng lưu ý, u lạ xuất hiện ở vú làm nhiều người lo lắng, tuy nhiên những khối u này có thể là u lành tính. Ở độ tuổi 30-50, mức độ «lộm cộm» ở vú thường tăng, đây là sự gia tăng tuyến, tăng thành phần thùy, mô đệm phì đại. Ở độ tuổi 45 đến mãn kinh mô tuyến vú còn phì đại nhiều hơn; những vấn đề này là bệnh sợi bọc tuyến vú không làm tăng nguy cơ ung thư vú. Ở những phụ nữ trẻ, nếu ngực thấy vài cục tròn và láng như hạt nhãn, di động được cũng không quá lo lắng, có thể là u sợi tuyến vú, cần đi khám để có hướng xử trí. Các bạn trẻ khi sắp có kinh ngực căng lên thấy cộm chứ không phải là bệnh hay tổn thương. Ở phụ nữ trung niên có thể xuất hiện u nang tuyến vú; các nang hoặc bọc chứa chất dịch lỏng. Sau mãn kinh có thể tự nhiên lặn mất, phần lớn do người bệnh tự phát hiện; Cần đi khám chuyên khoa không nên chờ đến lúc mãn kinh cho nang xẹp; thường bác sĩ sẽ rút dịch trong nang. Một số phụ nữ núm vú ngứa, lở không phải là bệnh lý mà do dị ứng áo lót. Do đó khi ở nhà nên bỏ áo lót, không nên mặc quá chật./.

Hồng Hoa

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập202
  • Hôm nay13067
  • Tháng hiện tại72684
  • Năm hiện tại981154
  • Tổng lượt truy cập7147054
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website