ĂN MUỐI I-ỐT GIÚP PHÒNG BƯỚU CỔ

16/12/2019
Bệnh bướu cổ đơn thuần còn gọi là bướu cổ lành tính. Bệnh bướu cổ đơn thuần thường gặp với tỷ lệ chiếm 80%.

ĂN MUỐI I-ỐT GIÚP PHÒNG BƯỚU CỔ

Bệnh bướu cổ đơn thuần còn gọi là bướu cổ lành tính. Bệnh bướu cổ đơn thuần thường gặp với tỷ lệ chiếm 80%.

Bệnh bướu cổ đơn thuần thường do nhiều nguyên nhân như ăn thiếu I-ốt, đây là nguyên nhân chủ yếu; rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì; phụ nữ có thai; phụ nữ tiền mãn kinh; do ăn những thực phẩm có chất kháng giáp như cải trắng, uống thuốc kháng giáp; bị mất I-ốt do tiêu chảy kéo dài, bị mắc bệnh hội chứng thận hư…

Bướu cổ đơn thuần có hai hình thức là bướu giáp lan tỏa, tuyến giáp lớn đều ra; bướu giáp nhân là có một hoặc nhiều nhân. Trường hợp bướu cổ đơn nhân lành tính, người bệnh thấy có một khối u ở giữa cổ, sờ thấy có ranh giới rõ, không dính vào da, không đau, mềm hay chắc, di động theo nhịp nuốt lên xuống; khi bướu to có thể gây chèn ép. Đối với trường hợp bướu cổ đa nhân lành tính bệnh nhân có nhiều khối tròn đường kính từ 0,5 cm đến vài cm tại vùng cổ.

Bệnh bướu cổ đơn thuần thường kín đáo không đau, thường phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe tổng quát. Nếu bướu phát triển lớn có thể chèn ép các cơ quan xung quanh, chèn ép khí quản gây khó thở, chèn ép dây thần kinh quặt ngược gây khó nói, nói khàn, nói hai giọng; chèn ép tĩnh mạch chủ trên gây phù kiểu áo khoác, phù ở mặt, cổ, lồng ngực, hai tay kèm tuần hoàn bàng hệ ở ngực.

Truyền thông phòng, chống bướu cổ

Các bác sĩ nội tiết cho biết, nếu là bướu cổ đơn thuần bướu giáp lan tỏa người bệnh chỉ cần điều trị thuốc cho kết quả tốt. Trường hợp bướu cổ đơn nhân hoặc đa nhân lành tính điều trị thuốc 06 tháng nếu không hiệu quả cần phẫu thuật. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên phát hiện sớm, khám bệnh ngay để kết quả điều trị tốt; khi để lâu quanh nhân sẽ xơ hóa không đáp ứng thuốc điều trị. Có thể có một số trường hợp người bệnh bị bướu giáp nhân cần mổ sớm. Trong trường hợp có biến chứng chèn ép, bướu xuất huyết trong lòng bướu, người bệnh lớn tuổi có khàn tiếng chưaloại trừ ung thư; những em gái từ 12-18 tuổi hoặc phụ nữ có thai tuyến giáp hơi lớn ra dạng phình giáp lan tỏa là hiện tượng sinh lý, không có chỉ định mổ.

Đối với cường giáp, đây là một hội chứng không phải là một bệnh riêng biệt; bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormon tuyến giáp. Basedow là một loại bệnh trong các bệnh của cường giáp.

Cường giáp làm người bệnh tiêu chảy kéo dài; tuyến giáp phì đại; vùng cổ nơi chứa tuyến giáp luôn phình to hơn. Bệnh nhân run tay, khó kiểm soát với tần số nhanh, nhiều và biên độ nhỏ. Người bị cường giáp sụt cân dù ăn uống bình thường. Bệnh nhân rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ ngắn, bị ngắt quãng, ngủ không yên giấc. Người bệnh mệt mỏi, không muốn vận động và không thể gắng sức.

Cường giáp hay xảy ra đối với nữ giới, độ tuổi 30-40. Tình trạng căng thẳng là một trong những yếu tố gây tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi bị stress kéo dài nó sẽ tác động lên tuyến giáp bằng cách làm chậm quá trình trao đổi chất cơ thể. Stress cũng là yếu tố thuận lợi gây tăng cân, béo phì. Chức năng tuyến giáp giảm, lượng hormon giáp cũng giảm; sự chuyển đổi hormon giáp T4 sang T3 có thể không xảy ra, nên nồng độ hormon T4 tăng cao gây ra cường giáp.

Ngoài ra căng thẳng, stress tác động lên tuyến thượng thận. Tuyến thượng thận nằm ở trên cùng quả thận, khi stress, tuyến thượng thận phóng thích cortisol giúp chống viêm, chống stress, điều này làm giảm mức TSH trong máu. Khi tuyến giáp có chức năng làm việc tốt, sẽ có sự cân bằng giữa các hormon; khi bị stress gây ra sự mất cân bằng này, các triệu chứng bệnh cường giáp có thể tăng lên.

Các bác sĩ khuyến cáo, những người có biểu hiện tăng thân nhiệt, lúc nào cũng muốn tắm; ăn khỏe nhưng sút cân nhanh, run tay chân, có khó chịu ở mắt như cộm, rát, chảy nước mắt, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiêu hóa thì nên đi khám sớm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra những biến chứng tim mạch rối loạn nhịp, cơn bão giáp, lồi mắt ác tính.

Các bác sĩ khuyên nên giảm căng thẳng stress bằng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh; đầy đủ rau quả, tinh bột, chất đạm mỗi ngày. Không sử dụng, lạm dụng chất kích thích. Khi ăn cần thưởng thức bữa ăn giúp tiêu hóa tốt thức ăn. Cần ngủ đủ giấc; tránh sử dụng điện thoại, tivi trước giờ đi ngủ. Tập yoga, thiền định cũng là biện pháp giúp cơ thể thư giãn rất tốt cho tuyến giáp. Tinh thần vui vẻ, cười nhiều, xem những video hài hước cũng giúp tăng cảm xúc hưng phấn, tăng miễn dịch bảo vệ cho cơ thể./.

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Hôm nay11653
  • Tháng hiện tại71270
  • Năm hiện tại979740
  • Tổng lượt truy cập7145640
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website