​​​​​​​ĐỂ TRẺ CÓ HÀM RĂNG ĐẸP

16/12/2019
Răng có cấu tạo lớp vỏ cứng bên ngoài, sau đó đến men răng và ngà răng.

ĐỂ TRẺ CÓ HÀM RĂNG ĐẸP

Răng có cấu tạo lớp vỏ cứng bên ngoài, sau đó đến men răng và ngà răng. Ở trẻ em, lớp men răng và ngà răng tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp, nhạy cảm nên dễ bị sâu tổn thương. Khi men răng bị tổn thương, răng của trẻ sẽ dần bị mủn và tiêu đi, làm giảm thể tích thân răng, gọi là sún răng.

Sún răng hay gặp ở trẻ từ 1-3 tuổi; không gây đau nhức cho trẻ. Sún răng có thể lan truyền tới các răng khác nếu không được kiểm soát; gây ra tình trạng trẻ chỉ còn những mỏm răng nhỏ gần tụt xuống lợi, chân răng nằm sát lợi, làm ảnh hưởng chức năng nhai nuốt, giao tiếp của trẻ.

Từ 5-6 tuổi trẻ bắt đầu thay răng sữa; khoảng 12-13 tuổi là rụng chiếc răng sữa cuối cùng. Bình thường, mỗi răng sữa rụng đi sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế tối đa trong 6-12 tháng. Trường hợp trẻ bị sún răng sớm hơn so với mốc thời gian nói trên, ảnh hưởng đến việc ăn uống, tiêu hóa và phát âm.

Các bác sĩ răng hàm mặt lưu ý, khi răng sữa bị sún, kèm theo là những vi khuẩn có hại, gây hại cho chiếc răng đó và tác động xấu tới răng vĩnh viễn và lợi khi răng bị sún, tủy răng sẽ bị hở, ngà răng sữa lộ ra, trẻ thấy khó chịu, đau nhức khi ăn uống, quấy khóc, biếng ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của trẻ. Ở những trẻ bị sún răng, nhất là răng cửa, có thể làm trẻ nói ngọng, phát âm không chuẩn, làm trẻ hạn chế trong giao tiếp.

Sún răng có thể làm thay đổi tiến trình mọc răng chuẩn của bé, gây sai lệch các răng vĩnh viễn sau này; do răng sún, lợi sẽ đóng kín nhanh hơn trước khi răng vĩnh viễn mọc tại vị trí này; khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc lệch mất thẩm mỹ và gây đau cho trẻ.

Những nguyên nhân cần chú ý làm trẻ bị sún răng là do trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh, thức ăn sấy khô có hàm lượng đường cao; các loại đồ uống có ga, đồ uống có màu, uống sữa đêm nhưng không vệ sinh răng trước khi đi ngủ. Nguyên nhân khác là do trẻ sinh thiếu tháng, thiếu can xi, trẻ uống nhiều kháng sinh; do trẻ uống sữa đêm có lượng đường cao, tính bám dính mạnh, dễ lên men, sinh ra axít phá hủy men răng.

Ở những trẻ sâu toàn hàm răng có thể do chế độ dinh dưỡng thiếu can xi, fluor khiến răng bị tổn thương; hoặc do mẹ khi mang thai uống kháng sinh Tetracycline, Doxycycline làm răng bé phát triển không tốt; chất lượng men răng kém, độ cứng thấp, răng dễ bị tổn thương.

Chăm sóc răng cho trẻ

Các chuyên gia răng hàm mặt cho rằng, khi chiếc răng đầu tiên trẻ mọc lên, người mẹ cần chăm sóc răng cho trẻ, ban đầu là vệ sinh răng sữa bằng cách dùng khăn gạc mềm vào buổi sáng sớm và sau mỗi bữa ăn. Sau khi bé ăn nên cho uống nước ngay để rửa trôi thức ăn, làm sạch răng và họng, phòng ngừa sún răng, viêm họng cho trẻ. Khi trẻ được 2 tuổi, hàm răng khá hoàn chỉnh, trẻ ăn được nhiều loại thức ăn, cần chải răng cho trẻ để ngừa sâu răng. Nếu trẻ có thói quen ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt, cha mẹ nên cho con chải răng ngay sau khi ăn để tránh sún răng, sâu răng.

Khi trẻ được 3 tuổi, nên tập cho trẻ tự chải răng đúng cách, chải răng theo chiều dọc từ trên xuống và ngược lại, đủ 3 mặt răng ngoài, trên và trong ít nhất 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Để bảo vệ răng, cha mẹ không cho trẻ bú bình hoặc ngậm bình sữa khi ngủ; không cho trẻ dùng răng cắn vật cứng, hạn chế ăn kẹo, uống nước có ga và ăn đêm. Vào buổi tối sau khi uống sữa phải cho trẻ uống nước lọc để súc miệng. Ở những trẻ có thói quen ngậm cơm, cha mẹ cần kiểm tra miệng bé sau khi ăn để tránh thức ăn thừa bám vào kẽ răng gây sún răng. Trẻ cần đi khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần. Đối với thuốc kháng sinh, thuốc có thể gây vàng răng, hỏng men răng, đổi màu răng, do vậy không cho trẻ uống kháng sinh tùy tiện, cần có chỉ định của bác sĩ.

Ở giai đoạn trẻ đang thay răng sữa, mọc răng vĩnh viễn, bà mẹ nên tăng cường cho trẻ ăn những thực phẩm giàu can xi; ăn cá biển, trứng, gan động vật, sữa tươi.Cà rốt là thực phẩm giúp răng chắc khỏe, giúp lợi mau liền khi bị tổn thương, làm giảm tình trạng chảy máu chân răng. Cần hạn chế trẻ ăn bánh kẹo, uống nước có ga, nước ngọt, nước đá lạnh. Trẻ được 3 tuổi cần biết và thực hành được kỹ năng đánh răng cùng kem dành cho trẻ em; lấy mẫu kem bằng hạt gạo, đánh răng, nhổ ra ngoài, súc miệng bằng nước sạch, không được nuốt vào./.

Hoa Đăng

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1341/QĐ-BYT

Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch Covid-19

1265/BYT-DP

Phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh

775/QĐ-BYT

Về việc ban hành Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

463/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, vật tư phòng chống bệnh sốt rét

445/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh nước (lần 2)

444/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất vi sinh đường ruột phục vụ xét nghiệm (lần 2)

443/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, trang thiết bị phục vụ phân tích mẫu nước (lần 2)

442/KSBT-KHNV

Mời chào giá in Bản tin Giáo dục sức khỏe năm 2024 (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập203
  • Hôm nay8075
  • Tháng hiện tại237480
  • Năm hiện tại656084
  • Tổng lượt truy cập6821984
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website