TĂNG LẮNG NGHE KHÔNG PHÁN XÉT ĐỂ GIÚP TRẺ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN TÂM LÝ

16/12/2019
Thống kê tại Mỹ, cứ khoảng 30 trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 17 tuổi có một trẻ mắc trầm cảm. Những trường hợp mắc trầm cảm nặng thường kèm những ý tưởng, hành vi tự sát.

TĂNG LẮNG NGHE KHÔNG PHÁN XÉT ĐỂ GIÚP TRẺ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN TÂM LÝ

Thống kê tại Mỹ, cứ khoảng 30 trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 17 tuổi có một trẻ mắc trầm cảm. Những trường hợp mắc trầm cảm nặng thường kèm những ý tưởng, hành vi tự sát.

Tự sát là nguyên nhân chết thứ hai trong nhóm trẻ vị thành niên. Khoảng 100 người mắc trầm cảm có 40 người tái phát. Những người đã tự sát ít nhất một lần sẽ có nguy cơ tiếp tục làm lại trong tương lai cao hơn những người chưa từng tự sát.

Lắng nghe giúp trẻ vượt qua khó khăn tâm lý

Theo các chuyên gia tâm thần, yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm là sự bạo hành tinh thần và thể chất trong gia đình, sự căng thẳng trong việc học tập. Tuy nhiên, thực tế con số thống kê không nhiều vì có những chẩn đoán khác kiểu như ngộ độc hay tai nạn. Ở độ tuổi vị thành niên, các em có nhiều sự thay đổi về thể chất, nhận thức, cảm xúc, xã hội và tâm lý. Sự thay đổi này làm trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc tự điều chỉnh để thích nghi trong học tập, trong mối quan hệ với mọi người và những vấn đề khác trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tư tưởng muốn con phải nghe lời ba mẹ tuyệt đối của các bậc cha mẹ dễ gặp phải sự chống đối ở trẻ vị thành niên. Khi con gặp vấn đề, những phản ứng của bậc phụ huynh, thái độ bắt lỗi, bắt con phục tùng đều có nguy cơ làm nặng thêm vấn đề, tăng thêm mâu thuẫn giữa con và cha mẹ.

Các chuyên gia tâm lý khuyến cáo, các bậc cha mẹ cần trò chuyện với con, lắng nghe con không phán xét là một kỹ năng giúp cha mẹ hỗ trợ con mình vượt qua những khó khăn tâm lý và phòng ngừa được những nguy cơ liên quan. Việc cha mẹ đặt những câu hỏi mở, mang tính hỗ trợ, tôn trọng trẻ, giúp trẻ tự suy nghĩ ra giải pháp như “theo con thì con nên làm gì để....?”, “ Con nghĩ còn cách nào nữa không?”, “nếu mình làm theo cách này, theo con chuyện gì sẽ xảy ra...?”; hoặc khéo léo “Ý của mẹ là vậy, con nghĩ sao?”... nhằm mục đích cuối cùng là con có cảm giác là người đã đưa ra quyết định cho bản thân mình.

Trong năm 2018, BS.Tôn Thất Toàn- Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện nghiên cứu“ Tình hình trầm cảm, lo âu và nhu cầu tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý học sinh lớp 12 tại Trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Khánh Hòa năm 2018”. Kết quả nghiên cứu cho thấygia đình/ người thân đặt ra tiêu chí trong học tập cho đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) chiếm tỷ lệ 62,4%; được gia đình định hướng nghề nghiệp tương lai là 71,8%. Có 47,7% thỉnh thoảng kiểm tra việc học tập, không bao giờ kiểm tra có tỷ lệ là 14,8%.

Khi có kết quả học tập tốt, có 50,7% ĐTNC được gia đình khen thưởng; thường xuyên được gia đình khen thưởng có tỷ lệ 24,8%; 7% ĐTNC không bao giờ được gia đình khen thưởng. Khi mắc lỗi, ĐTNC bị gia đình khiển trách với mức độ thỉnh thoảng là 43,6%; thường xuyên bị la mắng là 31,5%; chỉ có 7% ĐTNC không bị gia đình khiển trách .Đa số ĐTNC đều có học thêm (94,3%). Số môn học thêm 3 môn, chiếm tỷ lệ 43,6%; ĐTNC học thêm hơn 3 môn có tỷ lệ 27,2%. Có 5,7% ĐTNC không đi học thêm. ĐTNC thức khuya học bài, làm bài sau 22h30 hầu hết các ngày trong tuần chiếm tỷ lệ 41,9%. Hơn ½ ĐTNC xếp loại xuất sắc/ giỏi trong học kỳ gần đây nhất, chỉ có 1% ĐTNC xếp loại trung bình, yếu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 55,4% ĐTNC có biểu hiện trầm cảm. ĐTNC có biểu hiện trầm cảm ở mức độ vừa là 23,8%, trầm cảm nhẹ là 17,4%; biểu hiện trầm cảm rất nặng là 7,7%.Tỷ lệ trầm cảm ở nữ là 79,6%; nam là 75%. ĐTNC hiện đang sống cùng bố mẹ có biểu hiện trầm cảm là 78,6%. Có 80% ĐTNC học thêm trên 2 giờ/ngày có biểu hiện trầm cảm. ĐTNC bị bố mẹ la mắng, bố mẹ có kiểm tra việc học cũng như ĐTNC từng bị giáo viên khiển trách có biểu hiện trầm cảm lần lượt là 77,3%; 78%; 80,2%.

Đối với biểu hiện lo âu: tỷ lệ ĐTNC có biểu hiện lo âu là 64,8%. ĐTNC có biểu hiện lo âu ở mức độ rất nặng là 18,8%, mức độ nặng là 16,4%.Biểu hiện lo âu ở nữ có tỷ lệ là 77,2%; nam là 55,9%. ĐTNC hiện đang sống cùng bố mẹ có biểu hiện lo âu là 63%. ĐTNC học thêm trên 2 giờ/ngày có biểu hiện lo âu là 65,7%. ĐTNC từng bị bố mẹ la mắng, bố mẹ có kiểm tra việc học cũng như ĐTNC từng bị giáo viên khiển trách có biểu hiện lo âu lần lượt là 65%; 66,9%; 69,4%.

Biểu hiện stress trong nghiên cứu của ĐTNC là 63,8%. Biểu hiện stress ở mức độ nhẹ là 23,5%; mức độ nặng là 12,4%, mức độ rất nặng là 4,7%. Nữ giới có biểu hiện stress chiếm tỷ lệ 69,1%. ĐTNC hiện đang sống cùng bố mẹ có biểu hiện stress là 63,8%. ĐTNC học thêm trên 2 giờ/ngày có biểu hiện stress là 60,9%. ĐTNC từng bị bố mẹ la mắng, bố mẹ có kiểm tra việc học cũng như ĐTNC từng bị giáo viên khiển trách có biểu hiện stress lần lượt là 62,1%; 68,6%; 68,6%.

Về hành vi và nhu cầu tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý, ĐTNC chọn cách tự mình suy nghĩ đưa ra quyết định giải quyết vấn đề có tỷ lệ cao nhất (66,1%); giải trí: xem phim, nghe nhạc, chơi thể thao…có tỷ lệ là 63,4%. Có 39,9% cho rằng sẽ tâm sự với thầy cô, bạn bè, người đáng tin cậy.ĐTNC đã từng tìm đến chuyên gia tâm lý khi gặp vấn đề tâm lý là 8,7%. Có 6,7% ĐTNC cho rằng vấn đề của các em giải quyết được một phần. Có 57,4% học sinh có nhu cầu trợ giúp về tư vấn tâm lý.

BS. Toàn có khuyến nghị: bố mẹ/người thân không nên gây áp lực học tập một cách thái quá lên con em mình. Thường xuyên ủng hộ, động viên, thông cảm và chia sẻ những vui buồn của con và tìm ra giải pháp phù hợp cho các vấn đề khó khăn các em đang gặp phải.Các thầy cô giáo cần quan tâm hơn đến đời sống tinh thần của học sinh; lắng nghe và chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các em; giúp các em giải tỏa những vướng mắc, khó khăn trong học tập và đời sống một cách kịp thời.Nhà trường xây dựng mô hình tuyên truyền, tư vấn, trợ giúp tư vấn tâm lý cho học sinh nhất là học sinh lớp 12; ngành Giáo dục phối hợp ngành Y tế mở các kênh tư vấn và nội dung phù hợp, dễ tiếp cận để giúp học sinh giải tỏa những khó khăn tâm lý gặp phải hàng ngày. Thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường với đội ngũ cán bộ được đào tạo.

Hữu Lai

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay391
  • Tháng hiện tại76972
  • Năm hiện tại985442
  • Tổng lượt truy cập7151342
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website