TĂNG CƯỜNG KHÁM THAI ĐỂ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THAI NGÀY CÀNG TỐT HƠN

31/12/2019
Theo báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em- Bộ Y tế, trong năm 2018 tỷ lệ phụ nữ đẻ khám thai từ 3 lần trở lên trong 3 thai kỳ trên toàn quốc đạt hơn 90%.

TĂNG CƯỜNG KHÁM THAI ĐỂ CÔNG TÁC QUN LÝ THAI NGÀY CÀNG TT HƠN

Theo báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em- Bộ Y tế, trong năm 2018 tỷ lệ phụ nữ đẻ khám thai từ 3 lần trở lên trong 3 thai kỳ trên toàn quốc đạt hơn 90%. Tỷ lệ đẻ được khám thai 4 lần trở lên theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đã tăng lên hơn 64% so với những năm trước là 56%.

Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em- Bộ Y tế khuyến cáo trong những năm tới, các tỉnh cần đẩy mạnh công tác truyền thông về lợi ích của quản lý thai, khám thai định kỳ cũng như chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng của công tác khám thai.

Để thực hiện tốt, cán bộ y tế cơ sở cần làm tốt, thuần thục kỹ năng 09 bước khám thai, quản lý thai phụ như sau:

Bước 1: Hỏi

Khám thai 3 tháng đầu: hỏi các thông tin về sản phụ bao gồm tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, dân tộc, trình độ văn hóa, điều kiện sống, gia đình, hôn nhân. Hỏi về các dấu hiệu nghén, tiền sử sản khoa, tiền sử bệnh tật, các dấu hiệu bất thường khác.

Khám thai 3 tháng giữa: hỏi về hiện tượng thai máy, những sự thay đổi trong cơ thể hoặc các dấu hiệu bất thường.

Khám thai 3 tháng cuối: hỏi về thai máy, có xuất hiện triệu chứng cơ năng nào không.

Bước 2. Khám toàn thân

Khám toàn thân được thực hiện ở mỗi lần khám thai bao gồm đo chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, khám bướu giáp, nghe tim phổi, khám da niêm mạc, phù, khám vùng thận, phản xạ gân xương, khám vú,…

Bước 3. Khám sản khoa

Khám sản khoa bao gồm xem bụng có sẹo mổ cũ không, nắn bụng tìm đáy tử cung, các cực của thai, đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim thai,…

Bước 4. Xét nghiệm

- Thử protein niệu, công thức máu (Hb, Hct), HIV, giang mai, HbsAg, đường máu,…

- Siêu âm tối thiểu 3 lần vào 3 thời điểm quan trọng: tuần 12 – 14, tuần 22 – 24, tuần 32 – 34 để phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể, bất thường về hình thái thai.

Bước 5. Tiêm phòng uốn ván

Tiêm phòng uốn ván vào quý II của thời kỳ thai nghén, tiêm 2 mũi mỗi mũi cách nhau một tháng. Mũi tiêm nhắc lại phải trước ngày sinh dự kiến sinh 4 tuần.

Bước 6. Cung cấp viên sắt, acid folic

Mẹ bầu cần bổ sung sắt, acid folic từ lúc phát hiện có thai đến khi sau sanh 1 tháng.

Bước 7. Giáo dục vệ sinh thai nghén

Hướng dẫn, tư vấn cho sản phụ về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc, cách đi đứng khi mang thai, vệ sinh thân thể và vệ sinh vùng kín đúng cách.

Bước 8. Điền vào sổ, ghi phiếu, điền bảng và hộp quản lý thai

Công việc này giúp bác sĩ có thể theo sát và nắm chắc tình trạng sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, đồng thời lập ra kế hoạch chăm sóc, tiên lượng và chuẩn bị tốt cho ngày sinh, đề phòng những nguy cơ có thể xảy ra khi chuyển dạ.

Bước 9. Thông báo kết quả khám, hẹn lịch khám lại

Sau khi được trải qua các bước khám thai toàn diện, mẹ bầu sẽ được bác sĩ thông báo về kết quả khám thai và hẹn lịch khám tiếp theo. Chị em cần chú ý tuân thủ theo lịch hẹn khám của bác sĩ để đảm bảo việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé được tốt nhất.

Quản lý thai nghén là nắm được tất cả các phụ nữ có thai trong địa phương do người cán bộ y tế quản lý, ghi vào sổ, lập phiếu theo dõi để tiến hành khám thai định kỳ cho từng người nhằm đảm bảo một cuộc thai nghén bình thường và sinh đẻ an toàn cho cả mẹ và con.

Ở nước ta hiện nay Bộ y tế quy định trong một cuộc thai nghén bình thường tối thiếu phải khám cho bà mẹ 3 lần.

– Lần khám thứ nhất: khi có thai trong ba tháng đầu nhằm mục đích :

+ Xác định đúng có thai

+ Nếu có thai tiến hành đăng ký thai nghén (nếu thai ngoài ý muốn kế hoạch thì có thể vận động hút thai)

+ Phát hiện các bệnh lý của người mẹ

– Lần khám thứ 2: vào 3 tháng giữa nhằm mục đích:

+ Xem thai có phát triển bình thường không

+ Cơ thể người mẹ có thích nghi tốt với thai nghén

+ Tiêm phòng uốn ván mũi thứ nhất

– Lần khám thứ 3 vào 3 tháng cuối nhằm mục đích:

+ Xem thai có thuận không, phát triển có bình thường không

+ Bà mẹ có nguy cơ gì do thai nghén 3 tháng cuối gây ra không

+ Tiêm mũi uốn ván thứ hai (nhắc lại)

+ Dự kiến ngày sinh và quyết định để người mẹ đẻ tại tuyến cơ sở hay chuyển tuyến

Ngoài ba lần khám theo quy định kể trên cần dặn bà mẹ phải đi khám thêm bất kỳ lúc nào nếu có triệu trứng bất thường như đau bụng, ra máu, ra nước âm đạo, phù, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt…

Hồng Hoa

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập93
  • Hôm nay15431
  • Tháng hiện tại75048
  • Năm hiện tại983518
  • Tổng lượt truy cập7149418
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website