CHĂM SÓC GIẢM NHẸ CẦN THỰC HIỆN Ở MỌI GIAI ĐOẠN UNG THƯ

31/12/2019
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, chăm sóc giảm nhẹ là các biện pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh gây đe dọa cuộc sống và gia đình người bệnh bằng cách phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau và các triệu chứng thực thể, các vấn đề tâm lý và tinh thần mà bệnh nhân và gia đình bệnh nhân phải chịu đựng.

CHĂM SÓC GIM NHẸ CN THC HIN MI GIAI ĐON UNG THƯ

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, chăm sóc giảm nhẹ là các biện pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh gây đe dọa cuộc sống và gia đình người bệnh bằng cách phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau và các triệu chứng thực thể, các vấn đề tâm lý và tinh thần mà bệnh nhân và gia đình bệnh nhân phải chịu đựng.

Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư

Đối với những người mắc những bệnh đe dọa cuộc sống cần phải áp dụng những nguyên tắc về chăm sóc giảm nhẹ ngay từ khi chẩn đoán bệnh cho đến cuối đời và hỗ trợ người nhà sau khi người bệnh qua đời. Theo các chuyên gia ung thư, các nguyên tắc về chăm sóc giảm nhẹ gồm cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ cho tất cảnhững người mắc bệnh đe dọa tính mạng như HIV, ung thư; Chăm sóc giảm nhẹ giúp cho người bệnh thoát khỏi cơn đau, các triệu chứng khó chịu; giúp tăng cường tuân thủ điều trị và làm giảm các tác dụng phụ của thuốc; khẳng định chất lượng cuộc sống, xem cái chết là một quá trình tất yếu; không cố ý làm thúc đẩy hoặc trì hoãn cái chết của người bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ lấy người bệnh làm trung tâm, quan tâm, lồng ghép chăm sóc các vấn đề chuyên môn để cải thiện sức khỏe, tâm lý xã hội về tinh thần cho người bệnh; cung cấp cho người bệnh sớm được tiếp cận với các phương pháp điều trị đặc hiệu khác như hóa xạ trị liệu nhằm kéo dài cuộc sống cho người bệnh; đội ngũ chăm sóc giảm nhẹ động viên, hỗ trợ tinh thần cho người bệnh giúp bệnh nhân hiểu tốt hơn về các diễn biến bệnh, các biến chứng và tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh có một cuộc sống tích cực, độc lập một cách tối đa cho đến khi cuối đời, nâng cao tính tự chủ cũng như các kỹ năng và kiến thức tự chăm sóc của người bệnh và gia đình người bệnh.

Thường những người tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư, người bệnh mắc bệnh mạn tính có đe dọa tính mạng là bác sĩ bệnh viện, bác sĩ gia đình, bác sĩ tâm lý, chuyên viên tâm lý, điều dưỡng tại bệnh viện, nhân viên được huấn luyện, các tình nguyện viên, người nhà bệnh nhân và người hỗ trợ tâm linh.

Chăm sóc giảm nhẹ tại bệnh viện gồm điều trị triệu chứng, đặc biệt đau nặng, không đáp ứng với điều trị thông thường; ở các phòng khám ngoại trú bảo hiểm y tế sẽ kê đơn, tái khám định kỳ, đào tạo hỗ trợ tâm lý xã hội cho gia đình và bệnh nhân; chăm sóc giảm nhẹ tại nhà gồm các hoạt động của bác sĩ, điều dưỡng hỗ trợ các thành viên trong gia đình định kỳ, làm việc có kế hoạch.

Các chuyên gia ung thư cho biết, từ khi chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân chăm sóc giảm nhẹ được thực hiện, giúp bệnh nhân tiếp cận và lên kế hoạch sớm; xuyên suốt quá trình bệnh cùng với điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị….Chăm sóc giảm nhẹ giúp giảm nhẹ triệu chứng, tác dụng phụ; thúc đẩy sự tuân thủ, nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ cũng đã thực hiện cho các trường hợp kết quả điều trị đặc hiệu kém hiệu quả, không khả thi; khi người bệnh qua đời giúp chăm sóc và điều trị tâm lý, hỗ trợ tinh thần cho người thân và gia đình. Ở tất cả giai đoạn ung thư, bệnh nhân đều có thể cần chăm sóc tại nhà, không chỉ đối với giai đoạn cuối mới chăm sóc giảm nhẹ. Người bệnh được chăm sóc tại nhà, được theo dõi ngoại trú bởi đội bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc giảm nhẹ theo định kỳ; những công việc này nâng cao hiệu quả chất lượng cuộc sống và nâng cao tính tuân thủ trong điều trị.

Các chuyên gia thông tin, công tác chăm sóc giảm nhẹ thường bao gồm: thông báo tin bệnh và diễn tiến bệnh cho người nhà; lập kế hoạch chăm sóc theo từng bước tương ứng các giai đoạn bệnh cho đến sau khi bệnh nhân mất; điều trị suy nhược, nâng cao thể trạng; điều trị các rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu, mất ngủ; điều trị các triệu chứng gây ra bởi tác dụng phụ của điều trị đặc hiệu như đau, nôn ói, tiêu chảy, táo bón, nhiễm trùng, thiếu máu, rụng tóc, tổn thương da, loét trợt giai đoạn sớm. Chăm sóc giảm nhẹ tập trung vào kiểm soát cơn đau, kiểm soát cơn khó thở, vệ sinh thân thể, chăm sóc loét - hoại tử; chăm sóc thân nhân sau khi bệnh nhân mất.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 bệnh nhân ung thư mới mắc và 75.000 người chết vì ung thư; con số này có xu hướng ngày càng gia tăng; dự báo hết năm 2020 Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp mới mắc và 100.000 trường hợp chết do ung thư. Ở nước ta, đối với nam giới ung thư phổi, ung thư dạ dày chiếm tỷ lệ cao nhất; Ở nữ giới ung thư vú, ung thư tử cung đứng hàng đầu. Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ung thư là một trong 3 nguyên nhân chính gây ra tử vong ở người. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới ước tính đến năm 2030 số trường hợp mắc ung thư mới sẽ tăng lên tới 27 triệu người; số tử vong sẽ đạt tới mức 17 triệu người và trên toàn cầu có khoảng 75 triệu người mắc bệnh ung thư./.

Hồng Sơn

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập109
  • Hôm nay3302
  • Tháng hiện tại86384
  • Năm hiện tại994854
  • Tổng lượt truy cập7160754
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website