CHỈ TIÊU NĂM 2020- CÓ 60.000 NGƯỜI DÂN ĐƯỢC BẢO VỆ KHÔNG BỊ MẮC SỐT RÉT

10/01/2020
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa năm 2019, tỉnh Khánh Hòa không có dịch sốt rét xảy ra, không có trường hợp tử vong do sốt rét.

CHỈ TIÊU NĂM 2020- CÓ 60.000 NGƯỜI DÂN ĐƯỢC BẢO VỆ KHÔNG BỊ MẮC SỐT RÉT

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa năm 2019, tỉnh Khánh Hòa không có dịch sốt rét xảy ra, không có trường hợp tử vong do sốt rét.

Bệnh nhân sốt rét năm 2019 giảm 21,6% so với năm 2018; cơ cấu chủng loại ký sinh trùng thay đổi khác so với năm 2018, cụ thể P.falciparum giảm xuống 34,7%; P.vivax tăng lên 64,3% (năm 2018, tỷ lệ P.falciparum là 68%, P.vivar là 27,2%). Trường hợp sốt rét ác tính giảm 2 ca so với năm 2018. Trong năm, tuyến huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiều lượt giám sát dịch tễ sốt rét xuống các xã trọng điểm, riêng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện 18 đợt giám sát các ổ bệnh tại các xã thuộc vùng sốt rét lưu hành; điều tra thu được 333 cá thể muỗi của 16 loài. Trong đó, các loài ưu thế là An.vagus, An.maculatus. Hai loài vector chính An.mimivus chiếm tỷ lệ 28,58%; An.dims chiếm tỷ lệ 14,28% đến 25% ở nhiều điểm điều tra.

Kế hoạch, chỉ tiêu của năm 2020 tỷ lệ bệnh nhân sốt rét/1.000 dân số chung là 0,093%; phấn đấu không có trường hợp tử vong do sốt rét; dân số được bảo vệ bằng biện pháp phun hóa chất là 10.000 người; dân số được bảo vệ bằng biện pháp phun hóa chất là 10.000 người; dân số được bảo vệ bằng tẩm màn là 50.000 người dân; thực hiện 700 lượt điều trị bệnh nhân sốt rét; thực hiện 45.000 lam mẫu xét nghiệm sốt rét.

Chúng ta biết rằng, bệnh sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt. Khi điều trị đúng cách, người bị sốt rét thường có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh sốt rét nặng có thể tiến triển cực kỳ nhanh chóng và gây tử vong chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày.

Bệnh sốt rét nguy hiểm thế nào?

Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Mỗi năm có khoảng hơn 500 triệu người mắc bệnh, con số tử vong lên đến 3 triệu - đa số là trẻ em ở khu vực phía Nam sa mạc Sahara và châu Phi. Sốt rét thường đi kèm với đói nghèo, lạc hậu và là một cản trở lớn đối với sự phát triển kinh tế.

Mọi người đều có thể nhiễm bệnh sốt rét. Khả năng miễn dịch với sốt rét không đầy đủ và ngắn, do vậy có thể bị tái nhiễm ngay. Không có miễn dịch chéo nên một người có thể nhiễm đồng thời 2-3 loại ký sinh trùng sốt rét.

Bệnh sốt rét ở trẻ em gây mất máu và gây tổn thương não trực tiếp do sốt rét thể não. Những trẻ sống sót do sốt rét thể não có nguy cơ bị suy giảm thần kinh và nhận thức, rối loạn hành vi và động kinh.

Xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét

Các thể gây nhiễm của ký sinh trùng sốt rét

Sốt rét thể thông thường: Cơn sốt sơ nhiễm: Cơn sốt đầu tiên thường không điển hình, sốt cao liên miên vài ngày liền. Những lần sốt sau điển hình hơn.

Cơn sốt điển hình: Một cơn sốt rét điển hình lần lượt qua 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn rét run: Rét run toàn thân, môi tái, mắt quầng, nổi da gà. Giai đoạn rét run khoảng 30 phút - 2 giờ.

Giai đoạn sốt nóng: Rét run giảm, bệnh nhân thấy nóng dần, thân nhiệt có thể tới 40 - 41oC, mặt đỏ, da khô nóng, mạch nhanh, thở nhanh, đau đầu, khát nước, có thể hơi đau tức vùng gan lách. Giai đoạn sốt nóng khoảng 1-3 giờ.

Giai đoạn vã mồ hôi: Thân nhiệt giảm nhanh, vã mồ hôi, khát nước, đỡ nhức đầu, mạch trở lại bình thường, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và ngủ thiếp đi.

Cơn sốt thể cụt: Sốt không thành cơn, chỉ thấy ớn rét, gai sốt, kéo dài khoảng 1-2 giờ. Thể sốt này hay gặp ở những bệnh nhân đã nhiễm sốt rét nhiều năm.

Thể ký sinh trùng lạnh (người lành mang trùng).

Xét nghiệm máu có ký sinh trùng nhưng không bị sốt, vẫn sinh hoạt và lao động bình thường. Trường hợp này hay gặp trong điều tra cắt ngang tại vùng sốt rét lưu hành nặng.

Chu kỳ của cơn sốt khác nhau tùy loại ký sinh trùng. Sốt do P.falciparum: sốt hàng ngày, tính chất cơn sốt nặng, hay gây sốt rét ác tính và tử vong nếu không điều trị kịp thời. Sốt do P.vivax: thường sốt cách nhật (cách 1 ngày sốt 1 cơn). Sốt do P.malariae và P.ovale: Sốt cách nhật hoặc sốt 3 ngày 1 cơn.

Thể não: Đây là thể chiếm khoảng 80-95% sốt rét biến chứng. Dấu hiệu tiền ác tính nổi bật là có rối loạn ý thức (li bì hoặc vật vã, cuồng sảng, nói lảm nhảm), sốt cao liên tục, mất ngủ nhiều, nhức đầu dữ dội, nôn hoặc tiêu chảy nhiều, thể trạng nặng.

Hội chứng tâm thần: hôn mê đột ngột hoặc từ từ, hôn mê sâu dần. Co giật kiểu động kinh. Rối loạn cơ vòng, đồng tử giãn. Các dấu hiệu khác: rối loạn hô hấp hoặc suy hô hấp do phù não, ứ đọng đờm dãi. Huyết áp giảm do mất nước hoặc tăng do phù não. Nôn và tiêu chảy. Có thể gặp suy thận, đái ít hoặc vô niệu, urê huyết cao, đái huyết cầu tố do tan máu ồ ạt. Tỷ lệ tử vong do sốt rét ác tính thể não từ 20 - 50%.

Thể đái huyết cầu tố: Là thể diễn biến nặng do tan huyết ồ ạt, trụy tim mạch, suy thận. Sốt thành cơn dữ dội, nôn khan hoặc dịch màu vàng, đau lưng. Vàng da, niêm mạc do tán huyết. Đái ra huyết cầu tố, nước tiểu màu đỏ nâu sau chuyển sang màu cà phê hoặc màu nước vối đặc, lượng nước tiểu sau giảm dần và vô niệu. Thiếu máu và thiếu oxy cấp. Hồng cầu và huyết sắc tố giảm mạnh.

Ngoài ra còn có những thể khác như:

• Thể giá lạnh: Toàn thân lạnh, huyết áp tụt, da xanh tái, ra nhiều mồ hôi, đau đầu.

• Thể phổi: Khó thở, thở nhanh, tím tái, có thể khạc ra bọt màu hồng. Đáy phổi có nhiều ran ẩm, ran ngáy.

• Thể gan mật: Vàng da vàng mắt, buồn nôn và nôn. Phân màu vàng, nước tiểu màu vàng có nhiều muối mật. Hôn mê.

• Thể tiêu hóa: Đau bụng, nôn, tiêu chảy cấp, thân nhiệt hạ.

Phòng ngừa bệnh sốt rét

Tuyên truyền giáo dục phòng chống sốt rét, khi bị sốt, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Ngủ màn kể cả ở nhà, nương rẫy hoặc ngủ trong rừng. Phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất: Diệt muỗi bằng phun tồn lưu mặt trong tường vách và tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi mỗi năm 1 lần vào trước mùa mưa. Xoa kem xua muỗi. Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước, mặc quần áo dài vào buổi tối. Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước. Uống thuốc dự phòng: các nước sốt rét lưu hành nặng có chủ trương uống thuốc dự phòng cho những người vào vùng sốt rét ngắn ngày, phụ nữ có thai ở vùng sốt rét, người mới đến định cư tại vùng sốt rét. Ở nước ta hiện nay, do bệnh sốt rét đã giảm mạnh nên không uống thuốc dự phòng mà chỉ cấp thuốc cho các đối tượng trên để tự điều trị khi đã mắc bệnh sốt rét. An toàn truyền máu, đặc biệt với người có tiền sử sốt rét hoặc đã sống trong vùng sốt rét.

Thanh Tùng

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập68
  • Hôm nay34
  • Tháng hiện tại99851
  • Năm hiện tại1008321
  • Tổng lượt truy cập7174221
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website