PLASMODIUM FALCIPARUM – LOÀI KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH SỐT RÉT ĐÁNG SỢ

15/01/2020
Theo báo cáo của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn, 6 tháng đầu năm 2019, 11 tỉnh, khu vực miền Trung ghi nhận có 691 bệnh nhân sốt rét, tăng 156,8% so với cùng kỳ năm 2018 (269 trường hợp sốt rét).

PLASMODIUM FALCIPARUM – LOÀI KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH SỐT RÉT ĐÁNG SỢ

Theo báo cáo của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn, 6 tháng đầu năm 2019, 11 tỉnh, khu vực miền Trung ghi nhận có 691 bệnh nhân sốt rét, tăng 156,8% so với cùng kỳ năm 2018 (269 trường hợp sốt rét). Trong đó có 04 trường hợp sốt rét ác tính, không có trường hợp nào tử vong do sốt rét. Đối với 4 tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Đắk Nông ghi nhận 1.184 bệnh nhân sốt rét, tăng 83,85% so với cùng kỳ năm 2018, có 3 trường hợp sốt rét ác tính; không có trường hợp tử vong do sốt rét. Tỉnh có số bệnh nhân sốt rét nhiều nhất là tỉnh Gia Lai với 687 trường hợp, Đắk Lắk có 369 trường hợp.

Riêng tỉnh Khánh Hòa 6 tháng đầu năm 2019 ghi nhận 53 trường hợp sốt rét (6 tháng đầu năm 2018 ghi nhận 59 trường hợp); có 01 trường hợp bệnh nhân sốt rét ác tính; không có trường hợp nào tử vong do sốt rét. Thực hiện số lam thử (ký sinh trùng sốt rét) được 13.275 lam, trong 53 lam dương tính có 24 trường hợp là Plasmodium falciparum; 28 trường hợp là P.vivax, 01 trường hợp là P.malariae.

Theo các chuyên gia sốt rét, sốt rét là bệnh do vector truyền gây ra bởi ký sinh trùng đơn bào thuộc chi Plasmodium. Các ký sinh trùng này là những ký sinh trùng nội bào có khả năng nhiễm vào và nhân lên bên trong các hồng cầu sau một giai đoạn phát triển thầm lặng không biểu hiện lâm sàng. Có bốn loài Plasmodium falciparum, P.malariae, P.ovale và P.vivax từ lâu nay được coi là nguyên nhân gây ra các ca nhiễm sốt rét ở người. Năm 2012, Tổ chức Y tế thế giới báo cáo có sự bùng phát sốt rét do loài Plasmodium Knowlesi tại vùng Đông Nam Á.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy loài P.falciparum là loài ký sinh trùng sốt rét nguy hiểm nhất đối với con người. Plasmodium bao gồm 3 hệ gen, một hệ gen nhân bao gồm 14 nhiễm sắc thể, một hệ gen ty thể và một hệ gen lạp thể hình vòng tròn. Các nhà nghiên cứu cho biết, vòng đời của tất cả loài ký sinh trùng sốt rét ở người có đặc điểm là có giai đoạn sinh sản ngoại sinh (sporogony), trong đó quá trình sinh sản xảy ra trong một số loài muỗi Anopheles spp.; ở giai đoạn sinh sản vô tính nội sinh (schizogony) xảy ra trong vật chủ gồm có các động vật có xương sống. Giai đoạn sinh sản vô tính nội sinh bắt đầu khi các thoa trùng thông qua quá trình hút máu của muỗi, đi vào các tế bào nhu mô gan và trải qua quá trình phát triển và nhân lên, đây là giai đoạn sinh sản vô tính tiền hồng cầu (pre-erythrocytic phase), sau đó là giai đoạn máu, giai đoạn sau cùng dẫn đến xuất hiện các biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng.

Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, sau khi muỗi Anopheles cái đưa các thoa trùng vào cơ thể người, các thoa trùng tồn tại dai dẳng trong lớp chân bì (dermis) của da trong nhiều giờ đồng hồ và giải phóng chúng chậm chạp vào trong các mao mạch, di chuyển thông qua hệ bạch huyết. Trong gan, các thoa trùng trải qua quá trình sinh sản và nhân lên trở thành một thể phân liệt mô (tissue schizont) có chứa hàng ngàn thể hoa thị (merozoite), có khoảng 30.000 thể hoa thị đối với loài P.falciparum; 10.000 thể hoa thị đối với loài P.vivax, P.ovale. Quá trình sinh sản vô tính ngoại hồng cầu này khoảng 6 ngày đối với P. falciparum và 16 ngày đối với P.malariae.

Thể phân liệt trưởng thành sẽ vỡ ra (cùng với các tế bào gan bị nhiễm) giải phóng các thể hoa thị vào máu và chúng tích cực xâm nhập vào các hồng cầu bằng cách sử dụng hệ thống vận động actomyosin. Đối với P. vivax và P. ovale có thể tồn tại trong gan như “thể ngủ”, sau đó gây ra hiện tượng tái phát.

Vòng đời máu bắt đầu khi các thể hoa thị xâm chiếm các hồng cầu và giai đoạn từ khi nhiễm trùng ở vết muỗi đốt đến khi xuất hiện các thể tư dưỡng trong các hồng cầu là giai đoạn tiềm tàng, thời gian khoảng 9 ngày đối với P. falciparum, 11-13ngày ở P. vivax, P.ovale; 15 ngày ở loài P. malariae. Ở bên trong hồng cầu, thể tư dưỡng trưởng thành khoảng 24-72 giờ, các hồng cầu vỡ ra giải phóng vào máu một số lượng lớn các thể hoa thị mới và chúng nhiễm vào các hồng cầu khác. Khi các thể phân liệt vỡ ra gây nên cơn sốt thường 8-12 giờ (chu kỳ Golgi) tiêu biểu xuất hiện 3 giai đoạn (1) rét lạnh, xuất hiện tăng nhiệt độ nhanh chóng đi cùng ớn lạnh; (2) giai đoạn nóng xuất hiện sốt cực kỳ cao, giãn mạch máu da, đau đầu, đau cơ; (3) giai đoạn đổ mồ hôi cùng với sự giảm sốt.

Các chuyên gia cũng cho biết, có khoảng 85 quốc gia có lưu hành bệnh sốt rét do loài P.falciparum và khoảng 2,57 tỷ người đang sống trong khu vực nguy cơ lan truyền bệnh sốt rét; trong đó Châu Phi chiếm tỉ lệ 52%; khu vực Trung, Nam và Đông Á chiếm 46%.

Nguyên Khải

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1341/QĐ-BYT

Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch Covid-19

1265/BYT-DP

Phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh

775/QĐ-BYT

Về việc ban hành Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

463/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, vật tư phòng chống bệnh sốt rét

445/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh nước (lần 2)

444/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất vi sinh đường ruột phục vụ xét nghiệm (lần 2)

443/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, trang thiết bị phục vụ phân tích mẫu nước (lần 2)

442/KSBT-KHNV

Mời chào giá in Bản tin Giáo dục sức khỏe năm 2024 (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập221
  • Hôm nay9961
  • Tháng hiện tại239366
  • Năm hiện tại657970
  • Tổng lượt truy cập6823870
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website