CÁC NGUYÊN TẮC TRONG ĐIỀU TRỊ ARV CHO NGƯỜI NHIỄM HIV

15/01/2020
Mục đích điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) cho người nhiễm HIV/AIDS là ức chế tối đa và lâu dài quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể; phục hồi chức năng miễn dịch.

CÁC NGUYÊN TẮC TRONG ĐIỀU TRỊ ARV CHO NGƯỜI NHIỄM HIV

Mục đích điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) cho người nhiễm HIV/AIDS là ức chế tối đa và lâu dài quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể; phục hồi chức năng miễn dịch.

Phát thuốc ARV cho bệnh nhân

Nguyên tắc điều trị ARV là điều trị ARV ngay khi người bệnh được chẩn đoán nhiễm HIV; phối hợp đúng các ít nhất 3 loại thuốc ARV và đảm bảo tuân thủ điều trị hàng ngày, lên tục, suốt đời. Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hương, tất cả người nhiễm HIV cần được điều trị thuốc ARV không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng và miễn dịch. Điều trị ARV trong ngày, điều trị ARV nhanh khi người nhiễm đã sẵn sàng điều trị. Trường hợp người bệnh đồng nhiễm HIV/lao thì điều trị thuốc lao trước và điều trị ARV sau 2-8 tuần ngay khi dung nạp thuốc điều trị lao. Trường hợp số lượng tế bào CD4 nhỏ hơn 50 tế bào trên mm3 thì cần bắt đầu điều trị ARV trong vòng 2 tuần sau khi điều trị lao. Đối với những người bệnh có viêm màng não do Cryptococcus không bắt đầu điều trị ARV ngay do có nguy cơ cao xuất hiện hội chứng viêm phục hồi miễn dịch với bệnh hệ thần kinh trung ương gây đe dọa tính mạng. Ở người nhiễm HIV mới được chẩn đoán viêm màng não do Cryptococcus, cần trì hoãn việc khởi động điều trị ARV 4-6 tuần sau khi điều trị thuốc chống nấm.

Trẻ dưới 18 tháng tuổi có kết quả xét nghiệm PCR lần 1 dương tính hoặc có kháng thể kháng HIV dương tính đồng thời có biểu hiện nấm miệng, viêm phổi nặng, nhiễm trùng nặng hoặc có bất kỳ bệnh lý nào của của giai đoạn AIDS là tiến hành điều trị ngay, ngừng điều trị ARV khi trẻ được xác định không nhiễm HIV. Đối với bà mẹ khi chuyển dạ hoặc sau sinh có kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV có phản ứng là tư vấn và điều trị ARV ngay cho mẹ đồng thời làm xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV. Nếu kết quả xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV của mẹ âm tính thì ngừng điều trị ARV.

Khi bắt đầu điều trị ARV, bệnh nhân thường gặp một số tác dụng phụ thoáng qua như buồn nôn, ăn khó tiêu, choáng váng. Các triệu chứng sẽ giảm dần và tự biến mất trong vòng một tháng. Độc tính thuốc sẽ xuất hiện sau một thời gian dài dùng thuốc với tỷ lệ tùy thuộc vào từng nhóm thuốc, từng loại thuốc.

Độc tính lâu dài đặc trưng của nhóm thuốc ức chế men sao chép ngược nucleoside (nhóm NRTIs) là gây độc trên ty lạp thể, có thể biểu hiện là bệnh thần kinh ngoại biên, viêm bụng, rối loạn mỡ máu hoặc gan nhiễm mỡ. Hai loại thuốc thường gây tác dụng phụ nhiều trong nhóm NRTIs là didanosine, stavudine, hiện 2 loại thuốc này không còn sử dụng ở Việt Nam. Thuốc hiện sử dụng phổ biến trong nhóm này là TDF có ảnh hưởng đến chức năng thận và mật độ khoáng của xương khi sử dụng lâu dài.

Đối với thuốc Efavirenz là thuốc thuộc nhóm NNRTI, nhóm ức chế men sao chép ngược non -nucleoside, được sử dụng phổ biến tại Việt Nam . Tác dụng phụ cấp tính khi mới bắt đầu uống Efavirenz có thể gặp là phát ban, vì vậy cán bộ y tế cần đánh giá chính xác mức độ phát ban để xử lý kịp thời và hiệu quả. Độc tính của Efavirenz là tác động lên thần kinh trung ương, loạn thần, trầm cảm.

Các thuốc thuộc nhóm ức chế tích hợp (INSTIs) có hiệu quả, dung nạp tốt và được khuyến cáo dùng cho bệnh nhân chưa từng điều trị và ức chế vi rút hiệu quả, nguy cơ ngưng thuốc vì tác dụng phụ thấp và ít phát triển kháng thuốc. Theo PgsTs Phan Thị Thu Hương, thuốc thuộc nhóm này là lựa chọn tốt cho bệnh nhân có vấn đề về lipit hoặc có nguy cơ của bệnh động mạch vành. Thuốc Dolutegravir cũng có độc tính trên thần kinh trung ương như Efavirenz nhưng tỷ lệ thấp hơn rất nhiều. Các chuyên gia điều trị HIV/AIDS lưu ý, hiện vẫn chờ thêm các chứng cứ khoa học rõ ràng hơn về dị tật ống thần kinh của Dolutegravir trong 3 tháng đầu thai kỳ, nên khi sử dụng thuốc này cho phụ nữ và nữ vị thành niên ở độ tuổi sinh đẻ cần tư vấn sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn và nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Trước khi điều trị ARV, bệnh nhân sẽ được đánh giá giai đoạn lâm sàng bệnh HIV, bệnh nhiễm trùng cơ hội, đồng nhiễm lao, viêm gan B, viêm gan C, dinh dưỡng, các bệnh khác nếu có, xét nghiệm theo quy định, tương tác thuốc để chỉ định phác đồ ARV hoặc điều chỉnh liều. Cán bộ y tế sẽ tư vấn cho người bệnh về lợi ích của điều trị ARV, điều trị ARV trong ngày, điều trị ARV nhanh; sự tuân thủ điều trị, lịch tái khám, lãnh thuốc, tác dụng không mong muốn có thể gặp của thuốc ARV; các xét nghiệm cần thiết khi bắt đầu điều trị và theo dõi điều trị ARV; các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục an toàn, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, sử dụng bơm kim tiêm sạch và giới thiệu người bệnh đến các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV; tiến hành xét nghiệm HIV cho vợ, chồng, bạn tình, bạn chích, con của mẹ nhiễm HIV, anh, chị, em của trẻ nhiễm HIV. Nếu người bệnh chưa sẵn sàng điều trị cần tiếp tục tư vấn điều trị ARV cho bệnh nhân.

Ngày 20/11/2019, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5456/QĐ-BYT về hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS; thay thế cho Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 01/12/2017 và Quyết định số 6250/QĐ-BYT ngày 16/10/2018./.

Hồng Hoa

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập293
  • Hôm nay2517
  • Tháng hiện tại210805
  • Năm hiện tại894777
  • Tổng lượt truy cập7060677
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website