CẦN GIÁM SÁT VIỆC SỬ DỤNG MUỐI IỐT TRONG THỰC PHẨM CHẾ BIẾN

24/09/2020
Cập nhật của Mạng lưới dinh dưỡng Iốt toàn cầu (IGN) năm 2019 cho thấy có 115 quốc gia được phân loại mức dinh dưỡng Iốt đầy đủ và có thêm 16 nước đã đạt được trạng thái dinh dưỡng đủ Iốt.

CẦN GIÁM SÁT VIỆC SỬ DỤNG MUỐI IỐT TRONG THỰC PHẨM CHẾ BIẾN

Cập nhật của Mạng lưới dinh dưỡng Iốt toàn cầu (IGN) năm 2019 cho thấy có 115 quốc gia được phân loại mức dinh dưỡng Iốt đầy đủ và có thêm 16 nước đã đạt được trạng thái dinh dưỡng đủ Iốt.

Theo báo cáo có 23 quốc gia còn tình trạng thiếu Iốt, trong đó có Việt Nam. Có 14 quốc gia có tình trạng dư thừa Iốt, do vậy các nước cần phải có biện pháp kiểm soát hàm lượng Iốt trong thực phẩm ở giới hạn an toàn, hợp lý. Trong 20 năm qua, công tác phòng chống các rối loạn do thiếu Iốt trên thế giới có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt mở rộng các chương trình bổ sung muối Iốt, đây là những can thiệp y tế công cộng thành công.

Nước Nepal được đánh giá có những tiến bộ to lớn với chương trình bổ sung muối Iốt trong 30 năm qua. Hiện nay, độ bao phủ muối Iốt đủ tiêu chuẩn hơn 90%, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không bị thiếu Iốt. Chính phủ Nepal trang bị dữ liệu giám sát, kiểm tra tiêu chuẩn về hàm lượng Iốt trong muối.

Theo các chuyên gia, số liệu quốc gia rất hữu ích để theo dõi tổng thể giám sát muối Iốt, trong một quốc gia có tình trạng Iốt đầy đủ, nhưng vẫn có các nhóm dân cư có tình trạng thiếu Iốt. Do vậy, việc phân tích số liệu giám sat muối Iốt theo các phân tầng sẽ giúp xác định sự chênh lệch và điều chỉnh hoạt động giám sát muối Iốt. Các dữ liệu phân tích gồm khu vực địa lý, cư trú, tình trạng kinh tế xã hội, nguồn muối, muối đóng gói/không đóng gói.

Trong phạm vi chương trình giám sát muối Iốt, KIT được sử dụng để giám sát chất lượng nơi sản xuất và thị trường, đánh giá độ bao phủ muối Iốt tại hộ gia đình. KIT cũng thường được sử dụng cho mục đích nâng cao nhận thức sử dụng muối Iốt ở trường học hoặc các nhóm người tiêu dùng để kiểm tra xem muối họ mua có phải là muối Iốt không.

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, của Unicef; năm 2017, mức Iốt niệu trung vị trong phạm vi 100-199 microgam/l chỉ ra mức tiêu thụ Iốt “đầy đủ” và phạm vi 200-299 microgam/l cho thấy lượng Iốt “thừa Iốt” ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Sự hiện diện của mức Iốt niệu trung vị trong phạm vi thừa Iốt đã làm tăng mối lo ngại về tác động bất lợi tiềm tàng của lượng Iốt cao đối với chức năng tuyến giáp. Kết quả một nghiên cứu năm 2013, đánh giá chức năng tuyến giáp và tình trạng Iốt cho thấy phạm vi mức Iốt niệu 100-299 microgam/l không liên quan đến bất kỳ rối loạn chức năng tuyến giáp nào. Kết quả, phạm vi chấp nhận được của mức Iốt niệu trung vị đầy đủ ở trẻ em trong độ tuổi đi học có thể được mở rộng lên tới 100-299 microgam/l. Tuy nhiên không có nghĩa để chỉ ra rằng phạm vi mở rộng này có thể được áp dụng cho các nhóm khác như phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Đối với phương pháp hiện tại, Iốt niệu trung vị chỉ sử dụng để xác định tình trạng dinh dưỡng Iốt dân số, không xác định được tỷ lệ dân số bị thiếu/thừa Iốt. Ví dụ, mức Iốt niệu trung vị là 122 micogam/l thu được từ khảo sát ở trẻ em trong độ tuổi đi học, kết luận nghiên cứu đối tượng trẻ em đó không bị thiếu Iốt. Có tỷ lệ trẻ em trong khảo sát có giá trị Iốt niệu nhỏ hơn 100 microgam/l nhưng sẽ không chính xác nếu ghi tỷ lệ phần trăn trẻ em đó là thiếu hụt. Tương tự như vậy, những trẻ trong dân số có mức Iốt niệu lớn hơn 300 microgam/l không thể được tính là tỷ lệ trẻ em thừa Iốt. Tuy nhiên theo khuyến cáo của WHO, Unicef năm 2017, không nên quá 20% mẫu Iốt niệu nhỏ hơn 50 microgam/l.

Bảng phân loại Iốt niệu trung vị ở trẻ em độ tuổi đi học nếu dưới 100 microgam/l là thiếu Iốt; đối với người trưởng thành cũng nhỏ hơn 100 microgam/l; đối với phụ nữ có thai nhỏ hơn 150 microgam/l; phụ nữ cho con bú nhỏ hơn 100 microgam/l; đối với trẻ em dưới 2 tuổi nhỏ hơn 100 microgam/l được gọi là thiếu Iốt (theo nồng độ Iốt trong nước tiểu).

Các khảo sát tại hộ gia đình và trường học đo hàm lượng Iốt trong muối gia đình là một công cụ giám sát quan trọng để đánh giá hiệu quả của các chương trình Iốt muối. Mặc dù Iốt chủ yếu đến từ muối Iốt trong gia đình, ngoài ra quan tâm muối có trong thực phẩm, gia vị. Iốt muối vẫn là cốt lõi để dinh dưỡng Iốt tối ưu, muối Iốt trong thực phẩm chế biến và gia vị, muối Iốt đầy đủ hộ gia đình, đưa đến tình trạng Iốt quốc gia (Iốt niệu). Iốt trong đất và nước cũng ảnh hưởng đến Iốt trong nước uống và nông sản địa phương; một vấn đề quan tâm là tình trạng Iốt quốc gia (Iốt niệu) có được là từ những yếu tố nêu trên qua đó giúp xây dựng mô hình tối ưu hóa dinh dưỡng Iốt thông qua các nguồn Iốt khác nhau./.

Hồng Sơn

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1341/QĐ-BYT

Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch Covid-19

1265/BYT-DP

Phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh

775/QĐ-BYT

Về việc ban hành Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

463/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, vật tư phòng chống bệnh sốt rét

445/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh nước (lần 2)

444/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất vi sinh đường ruột phục vụ xét nghiệm (lần 2)

443/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, trang thiết bị phục vụ phân tích mẫu nước (lần 2)

442/KSBT-KHNV

Mời chào giá in Bản tin Giáo dục sức khỏe năm 2024 (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập2477
  • Hôm nay2360
  • Tháng hiện tại231765
  • Năm hiện tại650369
  • Tổng lượt truy cập6816269
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website