TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU CAN THIỆP DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG -NGHIÊN CỨU SNAP

01/10/2020
Vừa qua, Cục Phòng chống HIV/AIDS phối hợp Trường Đại học Y Hà Nội và The University of North Carolina at Chapel Hill - UNC Việt Nam tổ chức triển khai nghiên cứu thực hiện chương trình can thiệp dựa trên bằng chứng về tư vấn và hỗ trợ chuyển gửi điều trị HIV cho người tiêm chích ma túy ở Việt Nam. Tham dự có  tỉnh Long An, Khánh Hòa và thành phố Hồ Chí Minh.

TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU CAN THIỆP DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG -NGHIÊN CỨU SNAP

Vừa qua, Cục Phòng chống HIV/AIDS phối hợp Trường Đại học Y Hà Nội và The University of North Carolina at Chapel Hill - UNC Việt Nam tổ chức triển khai nghiên cứu thực hiện chương trình can thiệp dựa trên bằng chứng về tư vấn và hỗ trợ chuyển gửi điều trị HIV cho người tiêm chích ma túy ở Việt Nam. Tham dự có tỉnh Long An, Khánh Hòa và thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Ths Trần Việt Hà - Giám đốc UNC Việt Nam, nghiên cứu có 3 mục tiêu: một là so sánh việc triển khai mở rộng mô hình can thiệp SNaP cho người tiêm chích ma túy tại các cơ sở tư vấn và xét nghiệm HIV tại Việt Nam giữa hai nhóm can thiệp đồng nhất và can thiệp tùy chỉnh. Hai là đo lường chi phí hiệu quả khi thực hiện can thiệp đồng nhất và can thiệp tùy chỉnh trong quá trình triển khai mở rộng mô hình can thiệp SNaP tại các cơ sở tư vấn và xét nghiệm HIV tại Việt Nam. Ba là xác định các đặc điểm của các cơ sở tư vấn và xét nghiệm HIV triển khai mô hình SNaP thành công và chưa thành công trong mỗi nhóm nghiên cứu.

Địa bàn nghiên cứu là 42 cơ sở tư vấn và xét nghiệm HIV trên 10 tỉnh, thành phố tại Việt Nam; tỉnh Khánh Hòa có 02 cơ sở là Trung tâm Y tế thành phố Nha Trang và Trung tâm Y tế thành phố Cam Ranh. Đối tượng nghiên cứu là 250 thành viên ban giám đốc và cán bộ cơ sở tư vấn và xét nghiệm HIV người được tuyển chọn tham gia nghiên cứu; 2500 người tiêm chính ma túy có HIV chia làm 02 nhóm là 1500 người được theo dõi định kỳ mỗi 12 tháng và 1000 người chỉ theo dõi tình trạng tiếp nhận điều trị ARV/Methadone sau chuyển gửi. Trong 42 cơ sở nghiên cứu sẽ chia ngẫu nhiên theo tỷ lệ 01 can thiệp đồng nhất/ 01 can thiệp tùy chỉnh. Can thiệp đồng nhất được sử dụng gói chiến lược triển khai tiêu chuẩn; còn can thiệp tùy chỉnh sử dụng gói chiến lược triển khai tiêu chuẩn cộng với gói chiến lược tùy chỉnh cho đặc điểm riêng của từng cơ sở nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu sẽ hỗ trợ các nhóm tuyến tỉnh hàng tháng qua điện thoại. Thời gian triển khai nghiên cứu là 24 tháng; tháng đầu tiên là tuyển chọn, đánh giá ban đầu, sau đó triển khai nghiên cứu thu thập thông tin, đánh giá kết quả 12 tháng, tháng 18 sẽ dừng tuyển chọn, tháng 24 đánh giá thực hiện bảng câu hỏi định hướng, lấy mẫu máu khô, thu thập thông tin về điều trị ARV/Methadone tương tự như lúc đánh giá thời điểm 12 tháng. Tại Khánh Hòa nhóm tiêm chích ma túy can thiệp tùy chỉnh là 50 người, nhóm tiêm chích ma túy can thiệp đồng nhất là 34 người.

Những cán bộ tư vấn tâm lý xã hội sẽ thực hiện tư vấn: thủ tục điều trị, tuân thủ điều trị ARV, thủ tục điều trị nghiện chích, tư vấn giảm nguy cơ, điều trị nghiện chích, sử dụng rượu, trầm cảm và kỳ thị, tư vấn cho người hỗ trợ. Cán bộ tư vấn sẽ phải giải quyết các trở ngại bản thân của người tiêm chích ma túy có HIV. Khi tiếp cận điều trị HIV và điều trị nghiện chích, làm việc với cơ sở điều trị HIV giải quyết những trở ngại đối tượng gặp phải tại cơ sở y tế.

Ths Trần Việt Hà chia sẻ, nghiên cứu được thực hiện dựa trên lý thuyết và khoa học triển khai, đây là lý thuyết rất mới trên thế giới. Khoa học triển khai là nghiên cứu các phương pháp nhằm thúc đẩy việc triển khai mở rộng các can thiệp đã được chứng minh là có hiệu quả vào thực tiễn. Thực tế cách thức triển khai các can thiệp sẽ tác động đến hiệu quả và tính bền vững của can thiệp theo thời gian. Trước đó tại tỉnh Thái Nguyên, UNC Việt Nam đã triển khai nghiên cứu SNaP cho thấy hiệu quả, nhưng đây là nghiên cứu được kiểm soát chặt chẽ, với những kết quả tốt nhưng thực tế triển khai áp dụng cho những vùng miền khác có thể sẽ gặp nhiều trở ngại, thất bại làm giảm đáng kể tác động của can thiệp.

Các rào cản, khó khăn đó có thể là thiếu nguồn kinh phí và nhân sự, khối lượng công việc nhiều, hạn chế về thời gian, nhân viên chưa được đào tạo đầy đủ, nhân viên thiếu động lực triển khai, thiếu hỗ trợ từ các bên tham gia, tác động của các yếu tố văn hóa xã hội…So sánh giữa nghiên cứu can thiệp và nghiên cứu phương pháp tiếp cận, rõ ràng về mục tiêu phương pháp thử nghiệm triển khai xác định các cách tốt nhất nhằm triển khai can thiệp trong điều kiện thực tế; Đầu ra triển khai can thiệp là mức độ tuân thủ, mức độ tham gia, mức độ chấp nhận. Đối với tính hiệu quả của can thiệp là tiếp nhận điều trị ART, tải lượng virus HIV. Nghiên cứu SNaP được viết tắt từ Systems Navigation and Psychosocial Counseling./.

Văn Hanh

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay4173
  • Tháng hiện tại92706
  • Năm hiện tại1001176
  • Tổng lượt truy cập7167076
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website