NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHI MẸ MANG THAI THIẾU SẮT

09/10/2020
Sắt làm nhiệm vụ tạo máu và tham gia quá trình tạo nhân tế bào. Ở phụ nữ mang thai nhu cầu về sắt tăng lên rất cao

NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHI MẸ MANG THAI THIẾU SẮT

Sắt làm nhiệm vụ tạo máu và tham gia quá trình tạo nhân tế bào. Ở phụ nữ mang thai nhu cầu về sắt tăng lên rất cao.

Theo các bác sĩ sản khoa, sắt tham gia vào việc phân chia tế bào, tạo ra tế bào mới đặc biệt trong 10-16 ngày đầu khi bắt đầu thụ thai. Lúc này các tế bào thần kinh của thai nhi được tạo ra hàng loạt nhờ sắt và axít folic vì vậy nếu không đủ sắt thời gian này sẽ có nguy cơ lớn cho cả mẹ và con, đứa trẻ khó có được trí thông minh về sau.

Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu hoặc mệt mỏi ở người bình thường còn ở người mẹ mang thai, thiếu sắt làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Khi thiếu sắt, oxy vận chuyển trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng; khi mang thai thể tích người mẹ tăng 50% so với bình thường vì vậy mẹ mang thai cần nhiều chất sắt để tăng cường sức khỏe và nhu cầu phát triển của thai nhi.

Ngoài ra sắt có tác dụng tăng cảm giác ngon miệng. Mẹ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ không muốn ăn, không ngủ được và mệt mỏi vì không có oxy lên não và tế bào trong cơ thể. Thiếu sắt làm sức đề kháng giảm, mẹ dễ bị nhiễm trùng; em bé sơ sinh có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt giống mẹ.

Người mẹ mang thai thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể. Ở thai nhi thiếu sắt, thiếu máu là yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng bào thai, non tháng, nhẹ cân ảnh hưởng phát triển thể lực, trí lực của trẻ sau này.

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khoảng 40-50% phụ nữ Việt Nam mang thai bị thiếu sắt, 36,8% phụ nữ mang thai thiếu máu và 75% nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt.

Theo các bác sĩ, trước khi mang thai cơ thể người mẹ cần 15mg sắt mỗi ngày. Nhiều người không đáp ứng đủ lượng sắt cho cơ thể. Khi có thai lượng sắt cần tăng gấp 2 lần khoảng 30mg/ngày. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên uống ngay viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng, liều bổ sung là 60 mg sắt kèm theo axít folic 400 mcg mỗi ngày.

Người mẹ cần sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, axít folic nhiều hơn. Nếu bị thiếu máu do thiếu sắt bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung 50-100mg/ngày. Có những trường hợp mẹ mang thai bị thiếu sắt nghiêm trọng phải điều trị tại bệnh viện 2-3 tháng bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch để đảm bảo sức khỏe ổn định.

Trong thực phẩm, sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ, tim, gan thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, rau có màu xanh đậm, bông cải, bí ngô, trái cây khô. Sắt có nguồn động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn thực vật. Như vậy người mẹ phải ăn gấp 10 lần lượng sắt theo nhu cầu khuyến cáo vì cơ thể chỉ hấp thu trung bình 10% mà thôi; nên ăn dạng sắt dễ hòa tan trong động vật, thực vật, ăn đủ chất đạm, không ăn quá nhiều thức ăn giàu phospho.

Bên cạnh việc bổ sung sẳt, mẹ cần bổ sung Folate và dạng axít folic tổng hợp. Vitamin B12 cũng cần bổ sung từ trong thịt, các sản phẩm từ sữa, một số loại ngũ cốc, sản phẩm đậu nành. Do sắt bị thất thoát trong quá trình chế biến thức ăn, vì vậy các bà mẹ cần bổ sung sắt cho đủ nhu cầu mỗi ngày.

Thuốc bổ sung sắt cho người mẹ mang thai có 02 loại: sắt vô cơ (sắt sulfate) và sắt hữu cơ (sắt fumarate và sắt gluconate). Sắt hữu cơ có nhiều ưu điểm vì dễ hấp thu, ít gây táo bón. Người mẹ có thể dùng viên sắt chứa sắt đơn thuần như viên sắt gluconat, sắt succinate, sắt fumarat, sắt oxalate.

Có thể dùng viên sắt đơn thuần có hóa trị 2 như viên sắt gluconat, sắt succinate, sắt fumarat, sắt oxalate. Sắt có 2 dạng nước và viên. Đối với sắt dạng nước dễ hấp thu, ít táo bón, ít gây nóng nhưng khó uống, dễ buồn nôn. Sắt dạng viên hấp thu kém hơn sắt dạng nước và gây nóng nhiều hơn.

Người mẹ mang thai bổ sung thêm viên sắt cần uống lúc bụng đói, uống kèm với nước giàu vitamin C như nước cam, chanh. Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể hấp thu sắt tốt nhất. Khi dùng sắt chung với thực phẩm giàu canxi có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt; không uống sắt chung với sữa, thực phẩm giàu canxi. Ngoài ra người mẹ cần uống nhiều nước, ăn thực phẩm giàu chất xơ để tránh táo bón. Khi uống sắt chỉ uống bằng nước đun sôi để nguội, không sử dụng cà phê./.

Quỳnh Anh

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập243
  • Hôm nay12187
  • Tháng hiện tại71804
  • Năm hiện tại980274
  • Tổng lượt truy cập7146174
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website