CẦN PHÁT HIỆN SỚM BỆNH UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

04/11/2020
Buồng trứng là một trong những cơ quan sinh sản của phụ nữ, mỗi phụ nữ gồm 02 buồng trứng. Buồng trứng nằm trong khung chậu, kích thước tương đương một hạt thị.

CẦN PHÁT HIỆN SỚM BỆNH UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

Buồng trứng là một trong những cơ quan sinh sản của phụ nữ, mỗi phụ nữ gồm 02 buồng trứng. Buồng trứng nằm trong khung chậu, kích thước tương đương một hạt thị.

Ung thư buồng trứng là khối u ác tính xuất phát từ một hoặc cả hai buồng trứng. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng khoảng 4,6/100.000 phụ nữ. Bệnh xảy ra ở nhiều độ tuổi hay gặp là phụ nữ trên 50 tuổi. Các tế bào trong khối u bất thường, phân chia không theo nhu cầu của cơ thể cũng không chịu kiểm soát nào của cơ thể.

Theo các chuyên gia sản khoa, có 3 loại ung thư buồng trứng, loại hay gặp nhất là ung thư xuất phát từ bề mặt buồng trứng còn 2 loại là ung thư xuất phát từ các tế bào sản xuất ra trứng (tế bào mầm) và loại xuất phát từ mô nâng đỡ ở quanh buồng trứng.

Ung thư buồng trứng có 4 giai đoạn, ở giai đoạn 1, khối u được giới hạn trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng không lan ra các bộ phận khác. Ở giai đoạn 1 dễ điều trị, tỷ lệ thành công cao, tỷ lệ 90% cơ hội sống qua 5 năm. Để phát hiện ở giai đoạn 1 này không dễ dàng, vì bệnh thường không có dấu hiệu điển hình. Một số dấu hiệu cảnh báo là đau bụng với cơn đau nhói và kéo dài dai dẳng ở vùng bụng hay vùng chậu khác với cơn đau chứng khó tiêu. Chuyên gia sản khoa lưu ý, cơn đau bụng này không trong chu kỳ kinh nguyệt; đau do tế bào ung thư phát triển tác động đến cơ quan, bộ phận xung quanh vùng có khối u thường gặp là vùng bụng và vùng xương chậu.

Các chuyên gia lưu ý, đối với đau lưng dưới nếu không do bệnh liên quan thể chất, bệnh xương khớp như dãn dây chằng, loãng xương, viêm khớp… phụ nữ cần đi kiểm tra sớm. Triệu chứng lưu ý là thường xuyên trong thời gian dài bị đầy hơi ngay cả chưa ăn gì, có thể do khối u gây chèn ép vùng bụng. Phụ nữ mắc bệnh có thể cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, ăn ít cũng thấy nhanh no; khi khối u to lên tạo áp lực ruột, dạ dày gây táo bón; người bệnh sút cân đột ngột vì không phải do tập thể dục, vận động, ăn kiêng; cơ thể thường xuyên thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng dù không làm việc quá sức. Về tiết niệu, đi tiểu thường xuyên, nhiều hơn 3-4 lần trong một giờ đồng hồ; không kiềm chế được cơn buồn tiểu, có thể khối u đã tác động đến bàng quang. Người bệnh có thể bị chảy máu âm đạo bất thường kèm theo đau đớn hoặc có những thay đổi khác thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Ở phụ nữ mắc bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn phát triển thường bị đau trong khi quan hệ tình dục, cơn đau thường ở vùng xương chậu.

Các bác sĩ sản khoa cho biết, những người cần chú ý hơn là người có mẹ, chị em gái ruột mắc bệnh ung thư buồng trứng; trong nhà từng có người mắc bệnh ung thư vú, ung thư đại tràng. Người từng mang thai và sinh con nguy cơ mắc bệnh sẽ thấp hơn so với người chưa từng sinh con. Người điều trị hormon thay thế sau khi mãn kinh cũng tăng nguy cơ mắc bệnh; sử dụng bột talc nhiều ở cơ quan sinh dục cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Theo các chuyên gia, xét nghiệm di truyền tìm kiếm đột biến gen có thể tầm soát bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng. Có khoảng 5-10% người bị ung thư vú là do đột biến genlina. Có 2 gen chính là BRCA1 và BRCA2 được thực hiện xét nghiệm dựa trên mẫu máu hoặc nước bọt.

Đối với đột biến không do di truyền là đột biến mắc phải do tiếp xúc môi trường phóng xạ, hóa chất, khói thuốc lá hoặc vi rút. Các đột biến mắc phải tìm thấy trong chính khối u còn có loại đột biến do di truyền có mặt trong các tế bào trên toàn bộ cơ thể của một người.

Những người nên làm xét nghiệm đột biến gen di truyền BRCA là người từng bị ung thư vú; có một hoặc nhiều người thân bị ung thư; tiền sử cá nhân bị ung thư buồng trứng; cá nhân hoặc gia đình cùng huyết thống có từ 3 loại ung thư là ung thư vú, ung thư đại tràng và ung thư tuyến tụy. Trong nhà có người mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng nên ưu tiên một người trong gia đình thực hiện xét nghiệm đột biến gen. Nếu người đó được phát hiện là không có đột biến thì không nhất thiết phải kiểm tra các thành viên còn lại.

Về kết quả của xét nghiệm, nếu dương tính (đột biến) gen BRCA1 hoặc gen BRCA2 hoặc cả 2 gen, điều này có nghĩa là đột biến được xác định có liên quan đến gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, tuy nhiên không có nghĩa là bạn bị ung thư hoặc chắc chắn sẽ mắc bệnh ung thư. Kết quả xét nghiệm âm tính là bạn không mang gen BRCA đột biến, tuy nhiên không loại trừ khả năng bạn có nguy cơ bị ung thư vì có thể có nhiều đột biến gen khác chưa được xét nghiệm phát hiện.

Theo tính toán, nếu BRCA1 dương tính nguy cơ ung thư vú đến 70 tuổi của 01 phụ nữ khoảng 55% đến 70%; đối với BRCA2 dương tính tỷ lệ này là 45-70%. Đối với ung thư buồng trứng tỷ lệ này khoảng 40-45% đối với BRCA1 và tỷ lệ 15-20% đối với BRCA2.

Các bác sĩ cho biết, các phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng là xét nghiệm CA 125, đây là một protein khi mắc bệnh sẽ có nồng độ trong máu cao. Tuy nhiên CA 125 có thể tăng cao ở người u xơ tử cung, xơ gan, nhiễm trùng vùng chậu, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tụy hoặc khi phụ nữ bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Xét nghiệm siêu âm bằng đầu dò ngả âm đạo giúp xác định vị trí, kích thước cụ thể khối u. Chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp X-quang để đánh giá mức độ bệnh.

Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên nên khám tầm soát, thực hiện trong khoảng 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh gần nhất; không xét nghiệm ung thư buồng trứng khi đang đặt thuốc, đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa; cần kiêng quan hệ tình dục 24-58 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm ung thư; tuyệt đối không dùng kem bôi trơn âm đạo vì sẽ che khuất các tế bào bất thường.

Hiện nay các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tìm những chiến lược tốt nhất để cải thiện điều trị ung thư buồng trứng, ví dụ nghiên cứu thuốc mới chống ung thư, thuốc ức chế PARP và chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch. Hai phương pháp điều trị bằng hóa trị trong phúc mạc (IP) và hóa trị toàn thân (IV) đều được triển khai đối với ung thư buồng trứng./.

Quỳnh Anh

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay5465
  • Tháng hiện tại18201
  • Năm hiện tại926671
  • Tổng lượt truy cập7092571
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website