ĐƯA HỆ THỐNG BÁO CÁO ĐIỀU TRỊ PREP VÀO CHƯƠNG TRÌNH HIV QUỐC GIA

05/11/2020
Theo Bs Tôn Thất Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, đối tượng được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là những khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV; tập trung vào  nhóm nam quan hệ tình dục với nam (MSM), nhóm cặp bạn tình dị nhiễm nhất là những người chưa điều trị ARV,  nhóm chuyển giới nữ, nhóm phụ nữ bán dâm, nhóm tiêm chích ma túy và các người có nhu cầu sử dụng dịch vụ PrEP.

ĐƯA HỆ THỐNG BÁO CÁO ĐIỀU TRỊ PREP VÀO CHƯƠNG TRÌNH HIV QUỐC GIA

Theo Bs Tôn Thất Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, đối tượng được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là những khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV; tập trung vào nhóm nam quan hệ tình dục với nam (MSM), nhóm cặp bạn tình dị nhiễm nhất là những người chưa điều trị ARV, nhóm chuyển giới nữ, nhóm phụ nữ bán dâm, nhóm tiêm chích ma túy và các người có nhu cầu sử dụng dịch vụ PrEP.

Các khách hàng tham gia dịch vụ PrEP sẽ được cán bộ y tế tư vấn, giới thiệu tiếp nhận thêm dịch vụ bao cao su, chất bôi trơn, chương trình điều trị Methadone, chương trình bơm kim tiêm sạch. Cơ sở y tế cung cấp dịch vụ PrEP tăng cường hoạt động kết nối chuyển gửi khách hàng có nguy cơ cao từ chương trình can thiệp giảm tác hại tới chia sẻ điều trị PrEP và ngược lại, bảo đảm khách hàng có nguy cơ cao được dự phòng lây nhiễm HIV toàn diện và dự phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Theo Bs Tôn Thất Toàn, các khách hàng tham gia dịch vụ PrEP đều được sàng lọc các hành vi nguy cơ cao và tư vấn xét nghiệm HIV thường xuyên. Nếu khách hàng có kết quả xét nghiệm “có phản ứng” đều được lấy máu xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV và đưa vào chương trình điều trị ARV ngay nếu kết quả khẳng định dương tính với HIV.

Các cơ sở tư vấn, xét nghiệm HIV có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng có xét nghiệm HIV âm tính nhưng có hành vi nguy cơ cao tham gia điều trị PrEP, đây cần được xem là nguồn đầu vào rất quan trọng trong điều trị PrEP và có hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV cao.

Đối với công tác tổng hợp số liệu, các cơ sở y tế thực hiện thống nhất, cập nhật chỉ số theo dõi, đánh giá chương trình và hướng dẫn thu thập chỉ số; thực hiện tốt các hệ thống báo cáo số liệu, lồng ghép hệ thống báo cáo quốc gia; nghiên cứu thu thập số liệu, hệ thống báo cáo điện tử, cập nhật và mở rộng triển khai hệ thống trong toàn quốc. Cán bộ quản lý số liệu của Trung tâm CDC sẽ được tập huấn cùng với cán bộ tuyến huyện, cán bộ theo dõi chương trình để báo cáo tốt hoạt động PrEP; đưa lồng ghép điều trị PrEP vào hệ thống giám sát đánh giá chương trình HIV quốc gia, xây dựng chuẩn công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn chung về phòng chống HIV/AIDS bảo đảm chăm sóc kết nối dữ liệu thống nhất giữa điều trị PrEP với chương trình điều trị HIV/AIDS, quản lý ca bệnh, kiểm soát dịch và đáp ứng y tế công cộng.

Tỉnh Khánh Hòa phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1993; tính đến ngày 30/6/2020 lũy tích số phát hiện là 2.405 trường hợp. Số người đã tử vong do AIDS là 1.235 người, hiện còn 1.170 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống. Tỷ lệ nhiễm HIV của Khánh Hòa là 0,19% dân số. Nhóm tuổi 25-49 chiếm tỷ lệ cao nhất với 80,3%; nhóm tuổi trẻ em là 2,13%. Nhóm nam quan hệ tình dục với nam trong những năm gần đây có số nhiễm HIV tăng cao, năm 2016 là 18 trường hợp, năm 2018 là 52 trường hợp, năm 2019 là 48 trường hợp nhóm nam quan hệ tình dục với nam nhiễm HIV.

Nghiên cứu của Viện Y tế Toàn cầu, Đại học Washington Mỹ năm 2019, tại 5 tỉnh, thành phố là TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Khánh Hòa và Kiên Giang, giai đoạn 2017-2050 ước tính sẽ có khoảng trên 107.000 trường hợp nhiễm HIV mới trong các nhóm quần thể nguy cơ cao nhiễm HIV. Nếu được áp dụng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) đạt tỷ lệ 60% sẽ giảm được 48% tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM (dự phòng được 55.640 trường hợp nhiễm HIV mới trên 107.000 trường hợp).

Theo Ts Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, năm 2017 trở đi hình thái lây nhiễm HIV qua con đường tình dục tăng nhất là nhóm MSM. Việt Nam bắt đầu triển khai thí điểm điều trị PrEP ở 8 cơ sở y tế tại TP Hồ Chí Minh; đánh giá thấy sự chấp nhận khả thi và hiệu quả, ngày 28/9/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5866/QĐ-BYT về kế hoạch điều trị PrEP giai đoạn 2018-2020. Kết quả từ đầu năm 2019 đến ngày 31/3/2020, có 9.800 khách hàng có nguy cơ cao điều trị PrEP, trong đó nhóm MSM chiếm 80%. Tỷ lệ khách hàng duy trì điều trị sau 03 tháng đạt 84% và sau 6 tháng đạt 71%.

Kết quả đánh giá sau 1 năm triển khai điều trị PrEP có 6 trường hợp khách hàng có kết quả xét nghiệm HIV dương tính, trong đó 2 trường hợp nhiễm HIV kháng thuốc và 4 trường hợp không tuân thủ điều trị đúng như phác đồ điều trị; tỷ lệ dương tính trong những người điều trị PrEP là 0,061%. Một nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội theo dõi 1.498 MSM không điều trị PrEP sau 12 tháng có 56 trường hợp dương tính HIV, chiếm tỷ lệ 3,73%. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều trị PrEP là biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả; những trường hợp ngừng không sử dụng dịch vụ, không tuân thủ điều trị theo hướng dẫn có thể xảy ra nhiễm HIV.

Ts Nguyễn Hoàng Long cho biết, việc triển khai điều trị PrEP được thực hiện cả y tế công và tư nhân, trong đó 49,5% số khách hàng sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế nhà nước và 50,5% số khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tư nhân. Ngày 20/11/2019, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5456/QĐ-BYT về hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, trong Hướng dẫn có một chương hướng dẫn điều trị PrEP. Ngày 12/3/2020, Cục Phòng chống HIV/AIDS đã có Công văn số 133/AIDS-ĐT về việc triển khai dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP. Phác đồ điều trị PrEP gồm các thuốc chứa tenofovir như TDF/FTC (300/200mg hoặc TDF/3TC (300/300mg) hoặc TDF (300mg). Theo kế hoạch, dự kiến đến cuối năm 2020, toàn quốc có khoảng 15.300 khách hàng có nguy cơ cao sẽ sử dụng dịch vụ PrEP.

Ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 tại Quyết định số 1246/QĐ-TTg, do vậy rất cần thiết phải có kế hoạch điều trị dự phòng PrEP giai đoạn 2021-2025 để đạt được mục tiêu là đẩy mạnh các hoạt động điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) cho những người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV để giảm số người nhiễm mới, hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030./.

Anh Duy

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1341/QĐ-BYT

Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch Covid-19

1265/BYT-DP

Phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh

775/QĐ-BYT

Về việc ban hành Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

147/KSBT-TCHC

Chào giá cung cấp dịch vụ cho thuê dàn âm thanh, sản xuất market

543/KSBT-KHNV

Mời chào giá in sổ sách, biểu mẫu phục vụ TCMR năm 2024

463/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, vật tư phòng chống bệnh sốt rét

445/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh nước (lần 2)

444/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất vi sinh đường ruột phục vụ xét nghiệm (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập78
  • Hôm nay5158
  • Tháng hiện tại118562
  • Năm hiện tại802534
  • Tổng lượt truy cập6968434
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website