KHÔNG NÊN CHÂM CỨU, BẤM HUYỆT KHI BỆNH NHÂN BỊ ĐỘT QỤY

28/12/2020
Theo các chuyên gia tim mạch, thống kê trên thế giới, cứ 53 ngày sẽ có một bệnh nhân bị tai biến mạch máu não (đột quỵ); cứ 3,3 phút có một bệnh nhân tử vong do bệnh này.

KHÔNG NÊN CHÂM CỨU, BẤM HUYỆT KHI BỆNH NHÂN BỊ ĐỘT QỤY

Theo các chuyên gia tim mạch, thống kê trên thế giới, cứ 53 ngày sẽ có một bệnh nhân bị tai biến mạch máu não (đột quỵ); cứ 3,3 phút có một bệnh nhân tử vong do bệnh này.

Đột quỵ là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não). Đột quỵ não làm cho phần não bị thiếu oxy, tế bào não bị chết chỉ sau vài phút. Theo các chuyên gia tim mạch, sau khi đột quỵ xảy ra, mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết làm người bệnh già hơn khoảng 3 tuần tuổi. Vì vậy người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt, tái tưới máu cho não càng nhanh càng tốt.

Nguy cơ xảy ra đột quỵ đa số cơn đau đầu dữ dội đột ngột, bệnh nhân sốt, nôn, rối loạn ý thức, rối loạn hô hấp, trụy mạch, liệt nửa người, xuất huyết gây thay đổi về nhãn cầu, mắt lệch lạc không đúng vị trí, phản xạ đồng tử với ánh sáng bình thường. Đột quỵ có thể làm tăng đường máu, tăng huyết áp, tắc động mạch phổi, thay đổi tái phân cực, ngừng tim.

Đối với bệnh nhân bị nhồi máu não, người bệnh cảm thấy nhức đầu, rối loạn ý thức; thường đau đầu ở ngày thứ hai trở đi; bệnh nhân nôn nhanh, nhưng đỡ cũng nhanh; bệnh nhân không sốt. Đột quỵ là do xơ vữa động mạch liên quan đến bệnh tim.

Đối với bệnh nhân bị xuất huyết não, người bệnh thấy nhức đầu, rối loạn ý thức ngay từ đầu, nặng lên những giờ đầu; bệnh nhân nôn nhanh, nôn liên tục trong 12 giờ đầu. Triệu chứng sốt, xuất huyết ở giai đoạn toàn phát. Nguyên nhân của xuất huyết não là tăng huyết áp, dị dạng mạch máu não.

Các bác sĩ lưu ý, đối với trường hợp bệnh nhân tụ máu dưới màng cứng mạn trong một chấn thương nhẹ trước đó vài tuần, vài tháng. Khi phát bệnh người bệnh bắt đầu nhức đầu từ từ vào buổi sáng, cảm thấy mệt mỏi, uể oải, gõ xương sọ đau phần tụ máu.

Ở bệnh nhân động kinh cục bộ, động kinh cũng xảy ra đột ngột, lập lại. Một cơn động kinh cũng có thể là nguyên nhân cho đột quỵ.

Các bác sĩ cho biết, cần áp dụng quy tắc FAST để nhận biết nhanh cơn đột quỵ; cụ thể: liệt mặt (Face), miệng bị lệch sang một bên, nếp nhăn mũi, má mờ. Yếu, liệt tay (Arm) hoặc chân, người bệnh không thể cầm, nắm, đi lại. Rối loạn ngôn ngữ (Speech), đột ngột rối loạn lời nói, nói không rõ như bình thường trước đó. Thời gian phát bệnh (Time). Nếu có cùng 03 dấu hiệu FAST trên nguy cơ rất cao, khẩn trương đưa bệnh nhân vào bệnh viện.

Các bác sĩ lưu ý, những người bị đái tháo đường nguy cơ đột quỵ gấp 4 lần so với người bình thường; người tăng huyết áp nguy cơ đột quỵ gấp 3 lần so với người bình thường; người bệnh tim mạch nguy cơ đột quỵ gấp 6 lần so với người bình thường. Nguy cơ đột quỵ cũng xảy ra đối với người bị rối loạn mỡ máu, người béo phì, người ít vận động, hút nhiều thuốc lá.

Hiện nay không những bệnh xảy ra ở người cao tuổi mà 25% bệnh đột quỵ xuất hiện ở người trẻ tuổi, nhất là những người lạm dụng rượu bia, thuốc lá, sử dụng chất kích thích, béo phì.

Các bác sĩ cho rằng cần phải tích cực phòng ngừa bệnh đột quỵ, phòng tránh bệnh tái phát. Người bệnh cần phải sống tích cực, không lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích, tránh tình trạng béo phì bằng cách tập thể dục hàng ngày. Tránh bị căng thẳng thần kinh quá mức; chế độ ăn đủ dinh dưỡng, nhiều rau, hoa quả; không ăn mặn, không ăn nhiều mỡ động vật. Người bệnh cần được phát hiện, điều trị sớm bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, các bệnh tim mạch nếu có.

Khi thấy có người bị đột quỵ, cần đỡ bệnh nhân không cho té ngã. Nếu người bệnh còn tỉnh táo gọi xe đưa đến bệnh viện cấp cứu, lưu ý nên đưa đến bệnh viện có khả năng điều trị được đột quỵ. Trường hợp bệnh nhân hôn mê, xem bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hoặc ngưng thở. Nếu bệnh nhân ngưng thở cần hô hấp nhân tạo, cung cấp oxy cho não.

Khi xảy ra đột quỵ không nên bấm huyệt, châm cứu, đánh gió có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Không cho bệnh nhân ăn uống đề phòng bị trào ngược, hít thức ăn, chất nôn vào đường thở. Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp lớn hơn 220/120mmHg; không dùng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi.

Mục tiêu điều trị là thực hiện liệu pháp tan cục máu đông (rTPA). Phương pháp sử dụng cho những bệnh nhân đến bệnh viện sớm trong giờ vàng là dưới 4,5 giờ sau khi bị tai biến mạch máu não; bệnh nhân sẽ được lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (dưới 6 giờ sau khi bị tai biến mạch máu não)./.

Văn Hanh

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1341/QĐ-BYT

Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch Covid-19

1265/BYT-DP

Phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh

775/QĐ-BYT

Về việc ban hành Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

463/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, vật tư phòng chống bệnh sốt rét

445/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh nước (lần 2)

444/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất vi sinh đường ruột phục vụ xét nghiệm (lần 2)

443/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, trang thiết bị phục vụ phân tích mẫu nước (lần 2)

442/KSBT-KHNV

Mời chào giá in Bản tin Giáo dục sức khỏe năm 2024 (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập2488
  • Hôm nay2896
  • Tháng hiện tại232301
  • Năm hiện tại650905
  • Tổng lượt truy cập6816805
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website