NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CẦN BỎ THUỐC LÁ GIÚP CẢI THIỆN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

28/12/2020
Đối với rượu bia, 01 đơn vị cồn bằng 10 gam cồn nguyên chất trong 3/4 lon bia; 01 cốc bia hơi, 01 ly rượu vang 100ml, 01 chén 30ml rượu mạnh.

NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CẦN BỎ THUỐC LÁ GIÚP CẢI THIỆN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

Đối với rượu bia, 01 đơn vị cồn bằng 10 gam cồn nguyên chất trong 3/4 lon bia; 01 cốc bia hơi, 01 ly rượu vang 100ml, 01 chén 30ml rượu mạnh.

Sau khi uống, 01 phần nhỏ rượu bia thở qua tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở. Phần lớn 90% sẽ chuyển hóa qua gan nhờ men xúc tác Nicotintamid - Adenin - Dinucleotid (viết tắt là NAD). Men NAD gan sản xuất số lượng hạn chế chỉ đủ cho việc chuyển hóa một ly rượ vừa phải trong thời gian ngắn (trung bình khoảng 7 gam cồn ethylic trong một giờ, tương đương khoảng một ly bia hay một chung nhỏ rượu đế). Rượu tác động đến hệ thần kinh trung ương và ngoại vi gây phản ứng co mạch và tăng huyết áp; gây tăng cortisol trong máu làm tăng huyết áp. Rượu tác động đến can xi nội bào gây tăng độ nhạy cảm của mạch máu với chất gây co mạch nội sinh làm tăng huyết áp. Rượu làm giải phóng chất AngiotensinII, endothelin 1,2 làm tăng tiết Superoxide gây co mạch nội sinh làm tăng huyết áp. Bia và rượu vang ngọt làm tăng đường máu. Rượu kích thích thèm ăn gây bất lợi cho người đái tháo đường; uống rượu làm tăng hoặc giảm tác động một số thuốc điều trị bệnh đái tháo đường.

Khi mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường người bệnh cần giảm thiểu muối, nước chấm vào thức ăn; giảm thiểu và ngừng sử dụng bia rượu, thuốc lá. Vì sao phải giảm muối? Chúng ta biết rằng, muối trong cơ thể giúp giữ cân bằng nước trong và ngoài tế bào, trong lòng mạch máu giúp duy trì áp lực thẩm thấu, duy trì điện thế tế bào, dẫn truyền xung động thần kinh. Khi ăn thiếu muối sẽ gây giảm natri máu, phù tay chân do mất nước tự do. Khi ăn thừa muối, ăn mặn sẽ tăng natri máu, gây viêm loét dạ dày, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh thận, loãng xương. Cơ thể người trưởng thành cần 5gam muối/ngày; người tăng huyết áp cần 2,3 gam muối/ngày; người trẻ 1-3 tuổi tối đa 3 gam muối/ngày. Ở trẻ dưới 1 tuổi không cần bổ sung muối vào thức ăn hàng ngày vì trong thực phẩm tự nhiên như thịt, trứng đã có sẵn thành phần natri phù hợp.

Theo các chuyên gia, thực phẩm tự nhiên trong bữa ăn hàng ngày có khoảng 400mg natri trong khoảng 1 gam muối; trung bình có 4,3 gam muối trong gói gia vị (2,5 gam) và mì sợi (1,8 gam) của mì tôm. Đối với một số gia vị có thể ước tính, 26 gam nước mắm (3 thìa cà phê) có 5 gam muối, 02 thìa bột nêm (11gam) có 5 gam muối, 8 gam bột canh (1,5 thìa cà phê) có 5 gam muối; 3,5 thìa cà phê xì dầu có 5 gam muối. Nấu ăn nên nêm, chấm nhẹ tay.

Theo các chuyên gia, ở người hút thuốc lá nồng độ nicotine tăng trong máu sẽ gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim làm tim phải làm việc nhiều hơn, có thể gây rối loạn nhịp tim. Có nhiều nghiên cứu cho thấy, mức độ ảnh hưởng đến tim mạch cũng tăng theo mức độ hút thuốc; người hút thuốc nhiều, hút lâu nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao. Chất nicotin có trong thuốc lá thấm vào máu làm thay đổi quá trình sinh hóa, chuyển hóa, dược lý, tâm lý. Nicotin gây co thắt những mạch máu nhỏ làm chậm sự hấp thu của Insulin. Khi tiêm đưa đến khó kiểm soát đường máu ở bệnh nhân sử dụng Insulin.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trung bình cứ 4 nam giới trưởng thành có 01 người bị tăng huyết áp; ở nữ giới trưởng thành tỷ lệ này là 1/5. Về những bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị, cứ 05 người có 01 người không được kiểm soát tốt huyết áp.

Đối với đái tháo đường, cứ 11 người có 1 người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Ước tính có khoảng 422 triệu người trưởng thành trên thế giới mắc bệnh đái tháo đường.

Tại Việt Nam, điều tra năm 2015 (điều tra STEPS) cho thấy có khoảng 12,5 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp; 2,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Đối với rối loạn tâm thần có khoảng 13,5 triệu người. Như vậy tổng cộng có khoảng 32 triệu người Việt Nam, chiếm khoảng 33% dân số mắc các bệnh không lây nhiễm phổ biến. Nếu 01 xã có 8.000 dân, số người mắc bệnh tăng huyết áp từ 18 tuổi trở lên là 18,9% (khoảng 1.000 người); số người mắc bệnh tăng huyết áp mắc bệnh đái tháo đường (4,1% dân số) là khoảng 240 người.

Theo các chuyên gia bệnh tim mạch, tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn tới hàng năm có khoảng 91.000 trường hợp tử vong, tức là cứ 5 trường hợp tử vong có 01 trường hợp liên quan đến tăng huyết áp. Còn trong 04 người trưởng thành có 01 người tăng huyết áp và 50% trường hợp tăng huyết áp tại Việt Nam chưa được phát hiện; 1/3 trường hợp tăng huyết áp không được điều trị; 86,4% trường hợp mắc bệnh tăng huyết áp chưa được quản lý tốt.

Đối với bệnh đái tháo đường, kết quả điều tra STEPS cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường của người trưởng thành ở Việt Nam là trong 100 người có 04 người mắc bệnh đái tháo đường (4,1%); đối với tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường là 3,6%.

Như vậy có thể thấy, đối với tăng huyết áp, tỷ lệ không phát hiện được là 56,9%; tỷ lệ phát hiện được là 43,1%; tỷ lệ bệnh nhân được quản lý là 13,6%. Đối với bệnh đái tháo đường, tỷ lệ không phát hiện ra được là 68,9%; tỷ lệ phát hiện được là 31,1%; tỷ lệ bệnh nhân được quản lý là 28,9%.

Nghiên cứu STEPS cũng cho kết quả thực trạng yếu tố nguy cơ hành vi của bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam là hút thuốc lá người trưởng thành nam giới là 45,3%, uống rượu bia là 77,3%; uống rượu bia đến mức nguy hại là 44,2%; tỷ lệ nam giới ăn ít rau, trái cây là 63,1%; ở nữ giới tỷ lệ này là 51,4%. Đối với hoạt động thể lực thiếu dưới 150 phút/tuần ở nam giới tỷ lệ này là 20,2%; ở nữ giới tỷ lệ này là 35,7%. Về tiêu thụ muối hàng ngày vượt mức quy định, ăn mặn ở nam giới là 10,5 gam muối/người/ngày; ở nữ giới là 8,3 gam muối/người/ngày. Từ các yếu tố nguy cơ đó, có 4,1% người trưởng thành tăng đường máu, 15,6% người dân thừa cân, béo phì và 30,2% người dân tăng cholesterol máu toàn phần.

Đối với thực trạng quản lý tăng huyết áp tại tuyến bệnh viện tỉnh đạt tỷ lệ 27%, tuyến bệnh viện huyện đạt tỷ lệ 33,6%, tuyến trạm y tế xã đạt tỷ lệ 19%. Đối với quản lý đái tháo đường tại tuyến bệnh viện tỉnh đạt tỷ lệ 35,4%, tuyến bệnh viện huyện đạt tỷ lệ 38,5% và tuyến trạm y tế xã chỉ đạt tỷ lệ 6,2%.

Điều tra năm 2010 cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh không lây nhiễm đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế là 71,6%; năm 2012 báo cáo cho thấy cứ 10 người tử vong có hơn 7 người là do bệnh không lây nhiễm, chiếm tỷ lệ 73%; trong đó số trường hợp tử vong ở người dưới 70 tuổi chiếm tỷ lệ 43%. Theo tính toán vào năm 2010, tại Việt Nam số năm sống mất đi do tử vong sớm bởi các bệnh không lây nhiễm là 56,1%, gánh nặng bệnh tật (DALY) do bệnh không lây nhiễm là 66,3%./.

Hoa Đăng

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

303A/KSBT-TCHC

Chào giá sửa máy photocopy

147/KSBT-TCHC

Chào giá cung cấp dịch vụ cho thuê dàn âm thanh, sản xuất market

543/KSBT-KHNV

Mời chào giá in sổ sách, biểu mẫu phục vụ TCMR năm 2024

463/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, vật tư phòng chống bệnh sốt rét

445/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh nước (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập1358
  • Hôm nay9321
  • Tháng hiện tại179107
  • Năm hiện tại863079
  • Tổng lượt truy cập7028979
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website