CHÚ Ý TÁC DỤNG PHỤ KHI ĐIỀU TRỊ LOẠN THẦN Ở NGƯỜI CAO TUỔI

29/12/2020
Theo các chuyên gia tâm thần, những bệnh nhân già có loạn thần thường đáp ứng tốt với các thuốc chống loạn thần với liều chỉ bằng 1/3 đến 1/5 so với liều của bệnh nhân trẻ tuổi.

CHÚ Ý TÁC DỤNG PHỤ KHI ĐIỀU TRỊ LOẠN THẦN Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Theo các chuyên gia tâm thần, những bệnh nhân già có loạn thần thường đáp ứng tốt với các thuốc chống loạn thần với liều chỉ bằng 1/3 đến 1/5 so với liều của bệnh nhân trẻ tuổi.

Các loại thuốc loạn thần phong bế serotonin tại thụ thể 5HTT và dopamin tại thụ thể D2 như Clozapine, Risperidone, Olanzapine và Sertindole có thể sử dụng ở người già; những thuốc này ít có tác dụng phụ hơn so với loại Haloperidone. Các bác sĩ lưu ý khi người già sử dụng thuốc hướng thần cần phải chú ý đến tác dụng phụ và các tương tác thuốc có thể xảy ra.

Các nghiên cứu cũng cho thấy ở người bị chấn thương đầu nhiều lần trong thể thao, tập luyện quân sự; chấn thương sọ não có liên quan gia tăng đáng kể nguy cơ trầm cảm và khả năng nhận thức kém khi về già. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với người trung niên, rối loạn giấc ngủ có thể đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của não bộ. Một nghiên cứu với 502.538 người tham gia có độ tuổi trung bình là 57 tuổi, trong thời gian 12 năm, người tham gia nghiên cứu tự khai báo các đặc điểm về giấc ngủ đêm, giấc ngủ ban ngày, các chẩn đoán ngưng thở khi ngủ, ngáy và giấc ngủ ban ngày.

So sánh những người ngủ từ 6-9 giờ mỗi đêm với những người ngủ hơn 9 giờ, người ngủ hơn 9 giờ có nguy cơ mắc bệnh Alzhermer cao hơn. Nguy cơ tương tự đối với những người có ngưng thở trong giấc ngủ và người buồn ngủ ban ngày. Ngáy là triệu chứng phổ biến trong ngưng thở giấc ngủ không liên quan đến nguy cơ bệnh Alzhermer. Một người khi ngủ không đủ thời gian theo từng giai đoạn tuổi sẽ có thể suy giảm tế bào T làm sức khỏe yếu đi, khi càng mất ngủ nồng độ C-reactive protein càng cao, dễ bị nhiễm trùng, dễ mắc bệnh tim ở người cao tuổi. Mất ngủ nguyên phát là yếu tố tiên đoán xuất hiện tình trạng sa sút tâm thần trong đó có bệnh Alzhermer. Có nhiều nghiên cứu nhận xét đái tháo đường và u gan là những bệnh làm nặng thêm tình trạng mất ngủ. Mất ngủ là triệu chứng đầu tiên của nhiều rối loạn tâm thần, từ stress, rối loạn lo âu đến trầm cảm và các bệnh loạn thần thường gặp.

Các bác sĩ tâm thần cho rằng hiện nay cuộc sống cân bằng ở một người khó khăn hơn. Con người càng có được sự gắn kết xã hội tốt sẽ giúp cân bằng cuộc sống tốt hơn. Khi có biểu hiện mất ngủ các kiểu loại ở giai đoạn tuổi khác nhau có thể đã có những mầm bệnh tương ứng, cần được chăm sóc chuyên khoa hợp lý.

Chúng ta biết rằng, loạn thần được xếp vào nhóm bệnh lý rối loạn thần kinh nghiêm trọng, là tình trạng người bệnh không thể tự kiểm soát suy nghĩ của mình, không tự phán đoán hay suy nghĩ được việc mà bản thân đã và sẽ làm, người bệnh cũng sẽ không thể tự suy xét và điều khiển cảm xúc của bản thân như những người bình thường được.

Loạn thần được phân thành nhiều loại, cụ thể như tâm thần phân liệt, rối loạn phân biệt cảm xúc, rối loạn dạng phân biệt, rối loạn loạn thần ngắn, rối loạn hoang tưởng, rối loạn loạn thần chia sẻ, rối loạn loạn thần do sử dụng chất kích thích, rối loạn loạn thần thứ phát sau các bệnh khác như khối u não. Hoang tưởng paraphrenia là dạng bệnh loạn thần ở người già.

Người bệnh loạn thần đặc biệt ở người già luôn có niềm tin vào một điều gì đó dù nó trái ngược với thực tế. Người bệnh có thể nghe thấy, nhìn thấy, ngửi thấy những điều vốn không có, không có thật. Bệnh loạn thần ở người già gồm suy nghĩ không rõ ràng, lời nói thiếu mạch lạc, lộn xộn, hành động bất thường, có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh; không thể vệ sinh cá nhân; không có hứng thú với mọi hoạt động; xuất hiện thái độ dửng dưng, không cảm xúc; tâm trạng thay đổi đột ngột, trầm cảm hoặc hưng phấn.

Loạn thần là căn bệnh không thể phòng ngừa tuy nhiên nếu được phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị sẽ càng cao. Bệnh không gây ra nhiều biến chứng tuy nhiên bệnh nếu không điều trị đúng phác đồ thì khả năng giảm chất lượng sống của người bệnh, người bệnh không thể tự chăm sóc mình, dễ phát sinh thêm bệnh khác.

Các bác sĩ cho rằng, người già mất dần thứ quý trọng nhất là tương lai vì vậy để giúp bù trừ sự mất mát đó bằng những hoài niệm về quá khứ; đưa người bệnh tham gia liệu pháp tâm lý dựa trên cơ sở ở đây - và - hiện tại sẽ giúp người bệnh thích ứng dễ dàng hơn.

Olanzapin là thuốc an thần kinh, chống loạn thần không điển hình, thuốc thuộc thế hệ thứ 2. Thận trọng sử dụng ở người cao tuổi có rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ; nguyên nhân suy tim, đột tử. Thận trọng ở người có phì đại lành tính tuyến tiền liệt; glocôm góc hẹp; tiền sử bị liệt ruột. Thận trọng ở người đang được điều trị thuốc tăng huyết áp do có nguy cơ hạ huyết áp tư thế kèm theo nhịp chậm, ngất, ngừng nút xoang. Thận trọng ở người bệnh đái tháo đường, người bị suy giảm chức năng gan, người có tiền sử động kinh, chấn thương vùng đầu. Thuốc có tác dụng không mong muốn là ngủ gà, mất ngủ, chóng mặt, rối loạn phát âm, sốt, ác mộng. Về tiêu hóa thì táo bón, khô miệng, nôn. Yếu cơ, run, ngã, giảm thị lực mắt./.

Hoa Đăng

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập127
  • Hôm nay5998
  • Tháng hiện tại187141
  • Năm hiện tại871113
  • Tổng lượt truy cập7037013
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website