ĂN UỐNG VÀ TẬP THỂ DỤC ĐÚNG GIÚP PHÒNG BỆNH TIM MẠCH

26/01/2021
Trong nhiều năm qua, việc bổ sung vitamin và khoáng chất trong phòng ngừa bệnh tim mạch đã được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng.

ĂN UỐNG VÀ TẬP THỂ DỤC ĐÚNG GIÚP PHÒNG BỆNH TIM MẠCH

Trong nhiều năm qua, việc bổ sung vitamin và khoáng chất trong phòng ngừa bệnh tim mạch đã được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng.

Vitamin E hoạt động mạnh trong huyết tương. Nguồn cung cấp vitamin E chủ yếu ở dầu thực vật, trong rau quả. Lượng vitamin E tiêu thụ trung bình hàng ngày mỗi người từ 10-15mg. Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh, ức chế LDL-C, ức chế sự hình thành khối u.

Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, tan trong nước. Nguồn cung cấp vitamin C từ chế độ ăn uống, trái cây, rau quả. Vitamin C giúp ngăn ngừa qua trình oxy hóa LDL-C, cải thiện chức năng nội mô.

Vitamin D khi thiếu gây hậu quả cho hệ thống cơ xương, trẻ em còi xương, người lớn loãng xương. Các thụ thể vitamin D có mặt trên nhiều loại tế bào, bao gồm các nguyên bào xương, tế bào hệ thống miễn dịch, tế bào thần kinh, tế bào beta tuyến tụy, tế bào nội mô mạch máu, tế bào cơ tim. Kết quả nghiên cduwus cho thấy, hàm lượng vitamin D thấp là yếu tố nguy cơ bệnh chuyển hóa và tim mạch như đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp.

Các chuyên gia tim mạch cho biết, chế độ ăn uống đúng giúp bảo vệ tim mạch. Như chế độ Portfolio, đây là chế độ ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng, các thực phẩm được phối hợp với nhau theo tỷ lệ nhất định. Ăn ít chất béo bão hòa, kết hợp năng lượng từ đậu nành 50g/ngày, chất béo hòa tan 20g/ngày, sterol thực vật 2g/ngày, các loại hạt 30g/ngày. Chế độ ăn Portfolio giúp giảm 30% LDL-C tương đương sử dụng thuốc Lovastatin. Những người tuân thủ chế độ ăn này 1 năm giảm được 20% LDL-C.

Hiện nay chế độ ăn khuyến khích lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường (GI) thấp, tránh ăn các đồ ăn ngọt, tăng ăn các chất xơ. Ở chế độ ăn Địa Trung Hải gồm nhiều trái cây, các loại đậu, các sản phẩm nguyên hạt, cá và axit baeo không bão hòa (dầu oliu), uống rượu vang vừa phải, ăn ít thịt đỏ, giảm sử dụng các sản phẩm từ sữa, axit béo bão hòa. Việc tuân thủ chế độ này giúp giảm 10% tỷ lệ mắc hoặc tử vong do bệnh tim mạch.

Các chuyên gia tim mạch rất chú ý đến sự tích cực của hoạt động thể chất vì giúp giảm 20-35% nguy cơ tim mạch và tử vong chung; giúp dự phòng đái tháo đường, các loại ung thư và loãng xương. Hoạt động thể lực giúp tăng HDL-C, giảm huyết áp, tăng cường dung nạp glucose, giảm nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2. Người có lối sống tĩnh tại là yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch. Hoạt động thể lực trong thời gian rãnh rỗi mới đem lại lợi ích chứ không phải liên quan hoạt động nghề nghiệp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu tập thể dục 15 phút/ngày giúp giảm 14% tỷ lệ tử vong; tập thêm 15 phút nữa giảm thêm 4%. Ở những bệnh nhân bệnh động mạch vành, tập thể dục giúp giảm 18-20% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, đặc biệt là bệnh nhân sau hội chứng vành cấp; tập thể dục giảm tỷ lệ tử vong trong 6 tháng tới 40%. Các bài tập thể dục giúp tăng 15-25% khả năng gắng sức, ảnh hưởng tốt hệ thống mạch máu, giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi do tăng trương lực phó giao cảm, cải thiện chức năng nội mô mạch máu, trao đổi chất của cơ tim tốt hơn, cải thiện khả năng chịu đựng với thiếu máu cục bộ cơ tim.

Hiện nay theo quan sát, với sự phong phú thực phẩm và thiếu hoạt động tập thể dục, dẫn đến mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Nhiều người bị béo phì trung tâm, tình trạng beta oxy hóa ở các cơ vân (cơ xương) thường xuyên ở mức độ thấp; nồng độ Insulin luôn ở mức cao, mức kháng Insulin tăng, tiến triển đến hội chứng chuyển hóa.

Một người cần có động lực và sự kiên trì đối với tập thể dục. Một nghiên cứu cho thấy, cứ tăng 10% mức tập luyện thể lực thì tỷ lệ biến cố tim mạch giảm 15-25%. Những người ít tập luyện nếu tăng luyện tập thể lực sẽ thu được nhiều lợi ích.

Khuyến cáo chung để giảm tối ưu nguy cơ bệnh tim mạch, mọi người cần tập luyện trong thời gian rãnh rỗi với mức tiêu thụ ít nhất 1.000 Kcal/tuần, đặc biệt là người trước đây ít tập luyện. Các bài tập có 2 loại chính là rèn sức bền và tập tăng sức đối kháng. Mục đích tập sức bền là các bài tập có tính nhịp điệu, kéo dài thời gian tập mức tối đa cộng với sự chuyển động một số cơ nhất định, cụ thể ở các môn như đi bộ, chạy đường dài, đạp xe, bơi lội…Còn tập tăng sức đối kháng như ở các môn cử tạ, đấm bốc, chạy nước rút trong khoảng cách ngắn.

Trong chuyên môn, sinh lý cơ là co cơ đẳng trương, cơ co với một tải trọng nhỏ không đổi trong các bài tập sức bền; co cơ đẳng trường là chiều dài cơ được giữ không đổi với trọng tải tối đa tương ứng với các bài tập đối kháng./.

Nguyên Khải

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập272
  • Hôm nay2187
  • Tháng hiện tại204776
  • Năm hiện tại888748
  • Tổng lượt truy cập7054648
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website