PHÒNG CHỐNG SANG CHẤN TÂM LÝ CHO TRẺ EM TRONG DỊCH COVID-19

26/01/2021
Ngày 2/12/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1699/CĐ-TTg về tăng cường thực hiện phòng chống dịch bệnh COVID-19.

PHÒNG CHỐNG SANG CHẤN TÂM LÝ CHO TRẺ EM TRONG DỊCH COVID-19

Ngày 2/12/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1699/CĐ-TTg về tăng cường thực hiện phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, bùng phát trở lại trong mùa đông tại nhiều quốc gia, số trường hợp mắc liên tục gia tăng. Ở trong nước, sau 88 ngày liên tiếp không phát hiện ca mắc mới trong cộng đồng, đã ghi nhận trường hợp lây nhiễm từ người nhập cảnh trong thời gian cách ly tại TP Hồ Chí Minh.

Công điện nêu rõ cần phải tăng cường cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, bình tĩnh ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh. Các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện yêu cầu 5K trong phòng, chống dịch bệnh, đeo khẩu trang bắt buộc, khử khuẩn tại các khu vực cách ly, các khu dân cư tập trung, nơi công cộng, chợ, siêu thị, trường học, cơ sở sản xuất, bến xe, bến cảng, sân bay, ga tàu, các phương tiện giao thông công cộng đặc biệt là tại cơ sở khám chữa bệnh. Các cơ sở lưu trú, trường học, cơ sở khám chữa bệnh thường xuyên tự đánh giá việc thực hiện các yêu cầu, hướng dẫn phòng chống dịch, công khai kết quả tự đánh giá trên hệ thống bản đồ chống dịch.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người dân không kỳ thị mà hãy đồng cảm với những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19; không gọi những người bị nhiễm bệnh là “nạn nhân”, “những gia đình COVID-19”. Người mắc COVID-19 sau khi hồi phục, cuộc sống sẽ tiếp tục với công việc, gia đình. Người dân cũng nên tránh đọc, nghe những tin tức làm cho bản thân lo lắng, đau buồn; hãy tìm những thông tin hành động thiết thực để bảo vệ mình và người thân. Tìm kiếm thông tin nguồn tin cậy, chính xác từ Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới để phân biệt với những tin đồn không đúng. Hãy tự bảo vệ mình và hỗ trợ người khác, mang lại lợi ích cho cả người giúp và người được giúp đỡ.

Bộ Y tế hướng dẫn cho nhân viên y tế, có thể nhân viên y tế phải trải qua cảm giác căng thẳng, do vậy kiểm soát căng thẳng và tâm trạng trong thời gian này cũng quan trọng như quản lý sức khỏe thể chất. Nhân viên y tế cần đảm bảo nghỉ ngơi hợp lý lấy lại sức sau khi làm việc, ăn uống đầy đủ, sử dụng thực phẩm lành mạnh, tham gia hoạt động thể chất, tránh sử dụng thuốc lá, rượu, chất kích thích…

Cán bộ quản lý tại cơ sở y tế cần đảm bảo công tác thông tin, truyền thông để cán bộ y tế được nhận thông tin chính xác, cập nhật; thực hiện luân chuyển nhân viên từ vị trí có mức độ căng thẳng cao sang vị trí ít căng thẳng hơn; phân công người ít kinh nghiệm làm việc cùng đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm hơn. Đơn vị cần có hệ thống cung cấp trợ giúp. Giám sát căng thẳng và củng cố các quy trình an toàn, đảm bảo cho các nhân viên làm việc tại cộng đồng theo nhóm; khuyến khích nghỉ giải lao; thực hiện lịch làm việc linh hoạt cho những nhân viên chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc nhân viên có thành viên gia đình bị ảnh hưởng bởi một sự kiện gây căng thẳng. Cần hướng dẫn cho những người tham gia chống dịch gồm nhân viên y tế, lái xe cứu thương, tình nguyện viên, lãnh đạo địa phương, nhân viên trong khu cách ly cách cung cấp hỗ trợ tâm lý cơ bản cho những người bị ảnh hưởng.

Đối với trẻ em, cần giúp trẻ tham gia hoạt động sáng tạo, chơi trò chơi, vẽ…giúp trẻ thể hiện và truyền đạt cảm xúc lo lắng của chúng trong một môi trường an toàn và hỗ trợ. Để trẻ gần cha mẹ, gia đình; nếu cách ly phải đảm bảo có sự chăm sóc thay thế phù hợp, thường xuyên theo dõi trẻ. Theo các chuyên gia, những lúc căng thẳng trẻ em hay tìm sự gắn bó, đòi hỏi nhiều hơn ở cha mẹ. Cha mẹ cần cung cấp cho con thông tin dịch bệnh trung thực và phù hợp với lứa tuổi trẻ, nếu trẻ băn khoăn hãy cùng trẻ giải quyết những băn khoăn đó, trẻ em sẽ quan sát hành vi, cảm xúc của người lớn để tìm kiếm gợi ý cho cách kiểm soát cảm xúc của mình ở những lúc khó khăn.

Đối với người cao tuổi, người bị suy giảm nhận thức, mất trí nhớ, có thể lo lắng, căng thẳng, kích động nhất là khi bị cách ly. Hãy giúp thông tin những gì đang diễn ra, cung cấp thông tin rõ ràng về cách giảm nguy cơ lây nhiễm bằng ngôn ngữ người cao tuổi hiểu được, nhắc lại thông tin khi cần thiết. Cần kiên nhẫn, cung cấp thông tin dạng hình ảnh, thu hút gia đình, mạng lưới cộng đồng giúp hỗ trợ các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Khuyến khích người cao tuổi có chuyên môn, kinh nghiệm và sức khỏe tự nguyện tham gia các hoạt động phòng chống COVID-19, hỗ trợ cho hàng xóm, trông con cho nhân viên y tế.

Ngày 14/5/2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2057/QĐ-BYT về tài liệu chuyên môn hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tâm thần trong dịch COVID-19. Hướng dẫn đã có những khuyến nghị phòng chống sang chấn tâm lý trong dịch COVID-19 đối với người dân, nhân viên y tế, người quản lý cơ sở y tế, người chăm sóc trẻ em, người chăm sóc người cao tuổi, người bị cách ly và người bị bệnh tâm thần./.

Thanh Tùng

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập121
  • Hôm nay5399
  • Tháng hiện tại31198
  • Năm hiện tại939668
  • Tổng lượt truy cập7105568
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website