CÁC YẾU TỐ HÀNH VI CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE TIM MẠCH

03/02/2021
Theo Bộ Y tế, các yếu tố nguy cơ tim mạch chính là hút thuốc lá, rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, lối sống tĩnh tại, chế độ ăn và các chất dinh dưỡng khác, rượu, các yếu tố xã hội, quá trình sống, gen di truyền.

CÁC YẾU TỐ HÀNH VI CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE TIM MẠCH

Theo Bộ Y tế, các yếu tố nguy cơ tim mạch chính là hút thuốc lá, rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, lối sống tĩnh tại, chế độ ăn và các chất dinh dưỡng khác, rượu, các yếu tố xã hội, quá trình sống, gen di truyền.

Đối với tăng huyết áp, có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng như stress tâm lý, hoạt động thể lực, cân nặng, chế độ ăn. Nghiên cứu cho thấy nếu lượng muối tiêu thụ hàng ngày cao hơn 1000 mmol sẽ làm tăng 2-6mmHg huyết áp tâm thu và tăng 0-3mmHg huyết áp tâm trương. Nghiên cứu của EPIC-Norfolk cho thấy những người ăn muối dưới 5g/ngày thì giảm hơn một nửa nguy cơ bị tăng huyết áp so với người dùng muối ≥10g/ngày. Nghiên cứu THOP I và II cho kết quả giảm lượng muối tiêu thụ sẽ làm giảm huyết áp tâm thu 1,2-1,7mmHg và giảm 25% nguy cơ biến cố tim mạch trong 10-15 năm. Ở Bồ Đào Nha nhờ thực hiện tốt chiến dịch truyền thông về lượng muối tiêu thụ đã cho kết quả nhóm người được ăn giảm muối sẽ giảm huyết áp 3,6/5,0mmHg sau 1 năm và 5,0/5,1mmHg sau 2 năm.

Đối với thừa cân, béo phì là tình trạng liên quan đến mất cân bằng giữa năng lượng hấp thu và năng lượng tiêu thụ. Các yếu tố quan trọng quyết định là văn hóa, môi trường, hoạt động thể lực.

Mô mỡ là mô có hoạt động chuyển hóa, giải phóng ra một loạt chất trung gian giúp kiểm soát cân nặng, cân bằng nội môi, kiểm soát tình trạng kháng Insulin. Có một điểm quan trọng là mô mỡ ảnh hưởng đến phản ứng viêm và dây chuyền đông máu, vì vậy gây hậu quả là rối loạn chức năng nội mạc và xơ vữa mạch máu cho nên béo phì liên quan mạnh mẽ với đái tháo đường, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Đối với đái tháo đường làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành gấp 2,4 lần ở nam, ở nữ là 5,1 lần. Đái tháo đường làm thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa sớm ở lứa tuổi trẻ và ở phụ nữ trước tuổi mãn kinh. Tỷ lệ biến cố tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường tương đương tỷ lệ bệnh nhân có bệnh mạch vành mà không bị đái tháo đường. Rối loạn chuyển hóa glucose với các mức độ đều có liên quan với bệnh lý tim mạch.

Cơ chế phát triển mảng xơ vữa ở bệnh nhân đái tháo đường có liên quan rối loạn chức năng nội mạc, các chất trung gian viêm, rối loạn chuyển hóa lipit, tăng huyết áp và suy thận mạn. Bệnh nhân đái tháo đường có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch, làm gia tăng hình thành mảng xơ vữa động mạch. Có 80% bệnh nhân đái tháo đường tử vong với biến cố tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường sẽ giảm tới 50% nhờ phối hợp các biện pháp can thiệp bao gồm thay đổi lối sống và chế độ ăn. Kết quả nghiên cứu việc chuyển từ lối sống tĩnh tại sang lối sống có nhiều hoạt động thể lực sẽ giúp làm giảm 20-35% nguy cơ tim mạch và tử vong chung. Hoạt động thể lực giúp tăng cường lợi ích sức khỏe thể chất và tinh thần, dự phòng đái tháo đường, một số bệnh ung thư và loãng xương. Hoạt động thể lực giúp làm tăng HDL-C, làm giảm huyết áp, tăng cường dung nạp glucose và giảm nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2. Ngay cả ở người có hoạt động thể lực ở mức thấp cũng đem lại lợi ích. Một điều lưu ý, hoạt động thể lực trong thời gian rãnh rỗi mới đem lại lợi ích giảm nguy cơ tim mạch chứ không phải hoạt động thể lực liên quan đến hoạt động nghề nghiệp. Hoạt động thể lực giúp bảo vệ động mạch vành tốt hơn so với đột quỵ.

Đối với chế độ ăn, nghiên cứu nổi tiếng “seven countries study” đã cho thấy mối quan hệ nhân quả về lợi ích của việc ăn trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá. Nghiên cứu chỉ ra các axit béo dạng trans, thức ăn và đồ uống có hàm lượng đường cao, thịt chế biến sẵn cũng là những vấn đề quan tâm. Nghiên cứu Interheart ở 52 nước đã chứng minh chế độ ăn nhiều rau xanh, quả tươi góp phần làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim lần đầu ở những người tham gia nghiên cứu.

Về chất béo chuyển hóa (chất béo dạng trans), đây là chất béo hình thành khi chế biến thực phẩm, chiên rán ở nhiệt độ cao. Chất béo này không có giá trị dinh dưỡng, có ảnh hưởng nặng nề đến nguy cơ gia tăng bệnh mạch vành. Thay thế 1% năng lượng từ chất béo dạng trans bằng chất béo chưa bão hòa làm giảm 12% nguy cơ bệnh động mạch vành. Hiện nhiều quốc gia đã thành công trong loại bỏ hoàn toàn chất béo dạng trans trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

Đối với rượu, mối quan hệ với nguy cơ bệnh động mạch vành phức tạp. Nguy cơ cao nếu tiêu thụ rượu ở mức cao, tăng tỷ lệ tử vong do đột quỵ. Nếu tiêu thụ rượu từ 2,5-14,9g/ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch từ 14-35%, từ đó giảm tỷ lệ tử vong do đột quỵ và do bệnh động mạch vành. Những người uống rượu lượng thấp thường xuyên có tác dụng bảo vệ nhưng uống ở mức say xỉn làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và tử vong chung.

Đối với yếu tố xã hội, người nghèo có xu hướng hút thuốc lá, mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn, ăn ít trái cây, ít rau xanh hơn. Chế độ dinh dưỡng từ thời thơ ấu có thể có liên quan nguy cơ bệnh tim mạch. Những người có tiền sử gia đình bị bệnh động mạch vành sớm trước 55 tuổi ở nam, trước 65 tuổi ở nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành gấp 2 lần so với người không có tiền sử gia đình. Các biến dị gen thường có liên quan với rối loạn chuyển hóa lipit. Các chuyên gia nhấn mạnh, yếu tố hành vi cá nhân và môi trường đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch của mỗi người./.

Văn Hanh

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập429
  • Hôm nay10986
  • Tháng hiện tại202034
  • Năm hiện tại886006
  • Tổng lượt truy cập7051906
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website