DINH DƯỠNG HỢP LÝ CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

24/02/2021
Nguyên tắc dinh dưỡng trong đái tháo đường là đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng về số lượng và chất lượng; không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn; không làm hạ đường huyết xa bữa ăn; duy trì hoạt động thể lực bình thường, duy trì cân nặng hợp lý; không làm tăng các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn lipit máu; không làm thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng bữa ăn; chế độ ăn đơn giản, không quá đắt tiền, phù hợp địa phương.

DINH DƯỠNG HỢP LÝ CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Nguyên tắc dinh dưỡng trong đái tháo đường là đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng về số lượng và chất lượng; không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn; không làm hạ đường huyết xa bữa ăn; duy trì hoạt động thể lực bình thường, duy trì cân nặng hợp lý; không làm tăng các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn lipit máu; không làm thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng bữa ăn; chế độ ăn đơn giản, không quá đắt tiền, phù hợp địa phương.

Ở người thừa cân, béo phì cần giảm cân, mục tiêu giảm 5-10% trọng lượng cơ thể trong vòng 3-6 tháng. Do vậy mức năng lượng khẩu phần ăn cũng giảm dần từ 250-500 Kcal/ngày; giảm từng giai đoạn, không giảm đột ngột. Đối với bệnh nhân gầy yếu nên ăn chế độ ăn tăng năng lượng; đạt được và duy trì mức cân nặng hợp lý. Vòng eo ở nữa nhỏ hơn 80cm, nam nhỏ hơn 90cm. Cân bằng năng lượng là năng lượng ăn vào bằng năng lượng tiêu hao.

Năng lượng được cung cấp từ thực phẩm gồm glucid chiếm 50-60% tổng năng lượng, lipit 20-30% tổng năng lượng, protein 15-20% tổng năng lượng. Có thể khởi đầu mức năng lượng 20-30Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Bình thường nhu cầu tối thiểu 130g glucid/ngày. Bữa ăn nên chọn thực phẩm nhiều chất xơ như rau, đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, khoai củ, hoa quả; nên hạn chế bánh kẹo, mứt sấy khô, mật ong, hoa quả ngọt như mít, xoài, đu đủ…

Thực phẩm ăn làm tăng mức đường huyết khác nhau, phụ thuộc chỉ số đường huyết của thực phẩm. Phân loại thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết cao ≥70%, trung bình 56-69%, thấp 40-55%, rất thấp ≤40%. Thực phẩm tăng đường huyết nhanh cần hạn chế như khoai lang nướng, bánh mì, bột dong, đường kính, mật ong. Nên dùng thực phẩm tăng đường huyết trung bình – thấp , tăng cường rau xanh.

Về chất béo (lipit), nhu cầu 20-25% tổng năng lượng; trong đó chất béo bão hòa nên dưới 10% tổng năng lượng; cholesterol nên dưới 300mg/ngày. Nên chọn thực phẩm cá, thịt nạc, đậu phụ, lạc, vừng. Tránh ăn thịt mỡ, dầu cọ, dầu dừa, thức ăn chiên, rán. Chọn dầu thực vật như đậu nành, dầu hướng dương. Không nên sử dụng lại dầu đã xào, rán.

Chất đạm cần 15-20% tổng năng lượng; khuyến cáo cung cấp protein 1g-1,2g/kg cân nặng/ngày đối với bệnh nhân đái tháo đường không có protein niệu, không có suy thận. Bệnh nhân có biến chứng thận nên ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Lựa chọn sử dụng cá, thủy hải sản, thịt bò, heo ít mỡ, ăn gia cầm bỏ da, có thể ăn trứng 2-4 quả/tuần, ăn cả lòng đỏ và lòng trắng. Chọn dầu oliu, dầu cá, thực phẩm đậu, đỗ, vừng. Ăn trái cây nên ăn nguyên múi, nguyên miếng, không nên ép nước sẽ bị mất chất xơ nên hấp thu nhanh hơn; không nên ăn hoa quả quá 20% năng lượng hàng ngày; chọn ăn trái ổi, lê, táo, cam. Đối với chuối, đu đủ ăn vừa phải, còn dưa hấu, vải, nhãn, xoài cần ăn hạn chế hơn.

Đối với muối nên ăn dưới 5g/ngày (2.000mg Na/ngày), hạn chế thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cà muối, mỳ tôm, xúc xích; hạn chế cho thêm nước mắm, gia vị khi ăn uống. Ở bệnh nhân có tăng huyết áp, suy thận phải có tư vấn của bác sĩ.

Rượu, bia có nguy cơ làm ảnh hưởng đường huyết. Người nghiện rượu có nguy cơ xơ gan. Người bị đái tháo đường uống rượu không quá 1-2 đơn vị rượu; một đơn vị rượu chứa 10g cồn tương đương 120ml rượu vang, 300ml bia hoặc 30ml rượu mạnh.

Chất xơ có tác dụng giúp thức ăn ở dạ dày lâu hơn, ngăn cản men tiêu hóa tác dụng với thức ăn nên làm chậm độ tiêu hóa, giải phóng glucose vào máu từ từ. Chất xơ cũng giúp giảm hấp thu cholesterol, chống xơ vữa động mạch, điều hòa nhu động ruột, giảm táo bón, giảm ung thư đường ruột. Chất xơ có nhiều trong vỏ, dây, lá, hạt các loại cây lấy quả, rau xanh và ngũ cốc. Nhu cầu chất xơ khoảng 20-30g/ngày.

Bệnh nhân đái tháo đường nên duy trì ba bữa ăn chính trong ngày, bữa phụ cần cá nhân hóa. Ở bệnh nhân kiểm soát tốt đường huyết không khuyến cáo chia nhỏ bữa ăn. Những bệnh nhân sử dụng thuốc kích thích Insulin, tiêm Insulin nếu có nguy cơ bị hạ đường huyết vào thời điểm nào trong ngày nên có bữa phụ vào thời điểm đó. Bệnh nhân tập thể dục cường độ cao nên có bữa phụ trước khi tập luyện, bổ sung thêm trong khi tập luyện nếu thời gian tập thể dục kéo dài. Ở bệnh nhân có bệnh gan, thận nên có chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn ăn bữa phụ hợp lý.

Lưu ý không sử dụng thực phẩm tăng đường huyết nhanh trong bữa phụ như bánh mì, khoai nướng. Bệnh nhân có thói quen ăn bữa phụ khi đường huyết cao nên chọn ăn dưa chuột vì nhiều xơ, nước, ít bột đường. Nên sử dụng các thực phẩm như bánh, sữa, ngũ cốc dành cho bệnh nhân đái tháo đường. Ở bệnh nhân thừa cân đang trong quá trình giảm cân, nếu giữa bữa ăn có đường huyết thấp nên báo bác sĩ để điều chỉnh phù hợp. Mức năng lượng bữa phụ phải nằm trong tổng mức năng lượng hàng ngày của người bệnh. Thông thường, bữa phụ chỉ nên chiếm 10-15% tổng số năng lượng trong ngày. Bữa phụ vào cuối buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ chỉ được thực hiện nếu có nguy cơ hạ đường huyết cuối buổi chiều hoặc nửa đêm.

Tất cả bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 ở người lớn cần có chế độ ăn uống tốt cho tim mạch và hoạt động thể lực cường độ trung bình 150 phút hoặc cường độ mạnh 75 phút/tuần. Bệnh nhân đái tháo đường cần được tiêm vắc xin phòng cúm, phế cầu hàng năm, vắc xin viêm gan virut B./.

Văn Hanh

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay3528
  • Tháng hiện tại9519
  • Năm hiện tại917989
  • Tổng lượt truy cập7083889
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website