HÃY TỰ THẤU HIỂU TỪNG HƠI THỞ CỦA MÌNH

01/03/2021
Theo các chuyên gia hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là căn bệnh phát triển liên tục, tấn công vào tất cả các cơ quan thuộc hệ hô hấp của con người. Nguyên nhân chính gây ra BPTNMT chủ yếu là do hút thuốc lá thụ động ngoài ra còn do ô nhiễm môi trường sống, khói bụi và các rác thải công nghiệp.

HÃY TỰ THẤU HIỂU TỪNG HƠI THỞ CỦA MÌNH

Theo các chuyên gia hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là căn bệnh phát triển liên tục, tấn công vào tất cả các cơ quan thuộc hệ hô hấp của con người. Nguyên nhân chính gây ra BPTNMT chủ yếu là do hút thuốc lá thụ động ngoài ra còn do ô nhiễm môi trường sống, khói bụi và các rác thải công nghiệp.

Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nguyên nhân tử vong của BPTNMT đứng hàng thứ ba sau bệnh lý tim mạch và ung thư nhất là ở các nước nghèo. Điều đáng nói là BPTNMT thường không được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Người bệnh chủ quan không chú ý đúng mức cho rằng ho khạc đàm ở những người hút thuốc lá là ho mãn tính, nhiều đờm, khó thở khi làm nặng, vận động nhiều, do vậy phần lớn các trường hợp phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong cao. Như vậy, BPTNMT cần phát hiện, điều trị ngay ở giai đoạn sớm, cai thuốc lá kết hợp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Các chuyên gia hô hấp nhấn mạnh, ở những bệnh nhân hút thuốc lá lâu dài gây ra nguy cơ cao 80-90% mắc BPTNMT. Ngoài ra có những yếu tố như di truyền, thiếu men alpha1-Antitrysin gây tổn thương phổi; tiếp xúc lâu dài với khói thuốc lá, bụi nghề nghiệp, ô nhiễm không khí, chất đốt sinh khói, khói hóa chất; người bị bệnh nhiễm trùng hô hấp thường xuyên, tăng tính phản ứng đường thở/hen phế quản, viêm phế quản mạn tính.

Các dấu hiệu của BPTNMT như khò khè đặc biệt ở thì thở ra; bệnh nhân khó thở khi nghỉ ngơi hoặc vận động, nặng ngực, ho mạn tính, tăng tiết đàm, nhớt hơn bình thường. Bệnh nhân có thể có đủ các triệu chứng trên trong khoảng thời gian dài hoặc nặng hơn khi bị nhiễm trùng và hít phải khí độc. Ở người mắc bệnh nặng ăn mất ngon, giảm cân, sốt.

Để tầm soát nhanh BPTNMT, thực hiện 5 câu hỏi; bạn có ho vài lần trong ngày ở hầu hết các ngày không; có khạc đàm ở hầu hết các ngày không; có bị khó thở hơn những người cùng tuổi; tuổi trên 40; có đang hút thuốc hay đã từng hút thuốc. Nếu có 3 câu trả lời là “có” bạn nên đến cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám.

Các chuyên gia hô hấp lưu ý, BPTNMT sẽ gây tình trạng khó thở tăng dần theo thời gian; bệnh nhân sẽ bị hạn chế trong công việc, lao động vì khó thở. Nếu không được điều trị, sẽ có những đợt bệnh trở nặng gọi là đợt kịch phát làm cho bệnh nhân khó thở nhiều hơn, bệnh nhân nhập viện và có thể tử vong. Người bệnh nếu có một trong những triệu chứng như khó thở, ho, khạc đàm mạn tính và hoặc tiếp xúc yếu tố nguy cơ; thực hiện xét nghiệm đo chức năng hô hấp sẽ giúp xác định chính xác chẩn đoán khi chỉ số FEV1/FVC<0,7 (70%) sau test giãn phế quản. Bệnh nhân được đo khuyếch tán khí (DLCO) bằng đo thể tích ký thân, pha loãng khí Helium.

Để đánh giá triệu chứng bệnh nhân, thực hiện test đánh giá (CAT) có 8 câu hỏi tình trạng suy giảm sức khỏe của bệnh nhân; có bộ câu hỏi CCQ dành cho bệnh nhân tự đánh giá tình trạng sức khỏe và nguy cơ tử vong trong tương lai. Các bác sĩ nhấn mạnh người bệnh hãy tự thấu hiểu từng hơi thở của mình qua các câu hỏi sàng lọc để phát hiện sớm BPTNMT nhất là những người có tiếp xúc yếu tố nguy cơ.

Để đánh giá mức độ nặng của BPTNMT (GOLD 2018) được dựa trên 2 nội dung đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở và đánh giá nguy cơ đợt cấp. BPTNMT nhóm A, nguy cơ thấp, ít triệu chứng, chỉ có 0-1 đợt cấp trong vòng 12 tháng qua. Ở nhóm B là nhóm có nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng, người bệnh không phải sử dụng kháng sinh và mMRC≥2 điểm hoặc CAT≥0. Đối với nhóm C, nguy cơ cao, ít triệu chứng, có ≥2 đợt cấp trong vòng 12 tháng qua, mMRC 0-1 điểm hoặc CAT<10. Đối với nhóm D là nguy cơ cao, nhiều triệu chứng, có ≥2 đợt cấp trong vòng 12 tháng qua hoặc 1 đợt cấp phải nhập viện mMRC≥2 hoặc CAT≥10 điểm.

Các dấu hiệu của đợt cấp, bệnh nhân tuổi trung niên được chẩn đoán BPTNMT nay xuất hiện triệu chứng nặng hơn: khó thở tăng, khạc đàm tăng, thay đổi màu sắc của đàm. Bệnh nhân nhập viện đối với những trường hợp BPTNMT đợt cấp mức độ nặng hoặc rất nặng có đe dọa cuộc sống.

Người bệnh cần được đánh giá các bệnh đồng mắc như tim mạch, loãng xương, trầm cảm, đái tháo đường, ung thư phổi, viêm phổi. Các bệnh đi kèm là nguyên nhân phổ biến hoặc góp phần trong số đợt cấp và nhập viện của bệnh nhân mắc BPTNMT. Theo các báo cáo, BPTNMT thường kết hợp với viêm phổi. Trong những bệnh nhân có biểu hiện viêm phổi cộng đồng có khoảng 19% có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Viêm phổi cũng được xem là một phần trong quá trình xảy ra đợt cấp BPTNMT. Những bệnh nhân có bệnh viêm phổi luôn khởi phát đột ngột hơn về triệu chứng, bệnh nặng hơn, nhập viện khoa hồi sức cấp cứu và thời gian nằm viện kéo dài, tử vong cao. Viêm phổi gây khó thở, ho nặng và kéo dài, tiết ra nhiều chất nhầy và nhiễm trùng phổi, nguyên nhân thường do phế cầu hoặc virut.

Các chuyên gia hô hấp cho biết, hiện chưa có thể điều trị khỏi hoàn toàn BPTNMT, tuy nhiên nhờ điều trị sẽ giúp giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi, cải thiện khả năng gắng sức, nâng cao chất lượng sống, ngăn ngừa và điều trị biến chứng.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng, tránh khói, cai thuốc lá, tiêm vắc xin cúm, phế cầu giúp giảm đợt cấp, thường xuyên tập luyện thở bằng bụng/cơ hoành, điều trị các bệnh đồng mắc./.

Huy Hoàng

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập113
  • Hôm nay4299
  • Tháng hiện tại43096
  • Năm hiện tại951566
  • Tổng lượt truy cập7117466
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website