KHẨN TRƯƠNG MUA VÀ SỬ DỤNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19

25/03/2021
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến ngày 24/3/2021, cả nước ghi nhận tích lũy 2.576 trường hợp mắc. Trong số các trường hợp mắc được ghi nhận, đã có 2.246 trường hợp được điều trị khỏi (87,2%), hiện còn 291 đang được điều trị (11,3%) và 35 trường hợp tử vong (1,3%).

KHẨN TRƯƠNG MUA VÀ SỬ DỤNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến ngày 24/3/2021, cả nước ghi nhận tích lũy 2.576 trường hợp mắc. Trong số các trường hợp mắc được ghi nhận, đã có 2.246 trường hợp được điều trị khỏi (87,2%), hiện còn 291 đang được điều trị (11,3%) và 35 trường hợp tử vong (1,3%).

Tổ chức Y tế thế giới dự báo dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có thể còn kéo dài trong 1-2 năm tiếp theo. Tại khu vực Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm mặc dù nhiều nước đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. Một số quốc gia đã đạt được kết quả ban đầu khả quan trong nghiên cứu, phát triển vắc-xin, song phần lớn các quốc gia chưa tiếp cận được vắc xin do khan hiếm nguồn cung; ngay tại các quốc gia đang tiêm vắc xin cũng chưa thể tiêm đầy đủ cho dân số trong nước.

Trong nước hiện cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, ngăn chặn lây lan trên diện rộng, tuy nhiên nguy cơ bùng phát dịch vẫn luôn thường trực, đặc biệt đối với các đô thị lớn, nơi tập trung đông người, có mật độ dân số cao; bên cạnh đó là nguy cơ xâm nhập dịch bệnh do tình trạng nhập cảnh trái phép.

Trong thời gian tới, việc kiểm soát dịch phụ thuộc nhiều vào việc phát triển vắc-xin. Tuy nhiên, nguồn cung ứng vắc xin nhập khẩu còn hạn chế và vắc xin trong nước dự kiến phải tới quý IV năm 2021 Việt Nam mới có thể có vắc-xin. Trước mắt cần tiếp tục duy trì thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo 5K, đây là những biện pháp phòng, chống dịch đơn giản, kinh tế và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Đối với hoạt động giám sát, kiểm soát dịch, ngành Y tế kiên định 5 nguyên tắc phòng, chống dịch (ngăn chặn, phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng, dập dịch); tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm tất cả các trường hợp có các biểu hiện mắc bệnh đường hô hấp; rà soát, quản lý các đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền; nhân viên y tế tại các bệnh viện, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại khu cách ly; khi phát hiện trường hợp mắc bệnh triển khai truy vết khẩn trương, khoanh vùng nhanh, lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng; thường xuyên cập nhật hướng dẫn giám sát, điều trị, xét nghiệm, tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế trên cả nước về giám sát dịch và điều trị bệnh nhân.

Các địa phương khẩn trương, quyết liệt phong tỏa các địa điểm có trường hợp mắc và các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao để khoanh vùng cách ly, tiêu độc khử trùng, dập dịch; thực hiện truy vết khẩn trương các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh, tiến hành cách ly y tế tập trung và lấy mẫu xét nghiệm; thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi phù hợp, hạn chế tập trung đông người tại các khu vực, địa bàn có nguy cơ lây nhiễm cao; tổ chức triển khai các tổ COVID-19 dựa vào cộng đồng; thực hiện đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà soát từng người, không để sót những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao; thực hiện giám sát, theo dõi các trường hợp có triêu chứng hô hấp tại cộng đồng để kịp thời xét nghiệm phát hiện sớm và cách ly kịp thời các trường hợp mắc bệnh; tổ chức thực hiện tuyên truyền việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Đối với thu dung, điều trị; tổ chức phân loại, thu dung, phân tuyến điều trị từ tuyến cơ sở tới các bệnh viện tuyến cuối; cập nhật, hoàn thiện phác đồ điều trị, tổ chức tập huấn và triển khai mạng lưới trực tuyến tại Bộ Y tế để chỉ đạo chuyên môn, điều phối, hỗ trợ điều trị cho các bệnh viện đang điều trị bệnh nhân COVID-19. Hỗ trợ các địa phương xây dựng phương án, triển khai thiết lập bệnh viện dã chiến, chuẩn bị cơ sở vật chất để sẵn sàng thành lập bệnh viện dã chiến phục vụ chống dịch.

Đối với công tác xét nghiệm; hiện nay, số phòng có khả năng xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR là 157 phòng, công suất xét nghiệm tối đa khoảng 62.593 mẫu/ngày. Số phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định: 101 phòng với công suất xét nghiệm tối đa khoảng 50.663 mẫu/ngày.

Tính đến ngày 15/03/2021, cả nước đã thực hiện xét nghiệm RT-PCR được 2.482.302 mẫu tương đương 3.248.873 lượt người được xét nghiệm, trong đó xác định 2.559 người dương tính với SARS-CoV-2 (riêng giai đoạn 3 từ 27/01/2021 đến nay, cả nước thực hiện xét nghiệm 889.940 mẫu tương đương 1.470479 lượt người). Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 220.599 mẫu gộp cho 1.048.447 lượt người.

Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, Bộ Y tế đã khẩn trương triển khai thực hiện mua và triển khai tiêm chủng cho người dân. Bộ Y tế đã thành lập Tổ công tác để tổ chức mua, nhập khẩu vắc xin. Bộ Y tế đang tổ chức mua và nhận vắc xin của nước ngoài, cụ thể như sau:

- Chương trình COVAX Faclility do WHO và GAVI sáng lập: Bộ Y tế đã nộp hồ sơ thành công và Chương trình cam kế sẽ cung cấp vắc xin và vật tư tiêm chủng miễn phí, khoảng 30 triệu liều. Ngày 26/02/2021, COVAX Facility có thư về việc từ nay đến tháng 5/2021 sẽ cấp khoảng 4,1 triệu liều vắc xin đợt đầu tiên cho Việt Nam (vắc xin do AstraZenecca sản xuất), số lượng phân bổ tiếp theo sẽ được COVAX thông báo sau. Bộ Y tế đang tích cực, khẩn trương làm việc với COVAX để đẩy nhanh tiến độ cung ứng vắc xin cho Việt Nam.

- Nguồn vắc xin của AstraZeneca mua qua Công ty VNVC (khoảng 30 triệu liều): Lô đầu tiên 117.600 liều được sản xuất bởi SK Bioscience (Hàn Quốc) đã về ngày 24/02/2021. Tính đến hết ngày 16/3/2021, hơn 16.000 người là các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch đã được tiêm vắc xin đảm bảo an toàn, các trường hợp đã tiêm vắc xin đều có tình trạng sức khỏe ổn định. AstraZeneca sẽ cung cấp lịch giao hàng dự kiến cho Việt Nam trong tháng 3/2021.

- Các nguồn vắc xin khác: Bộ Y tế tiếp tục đàm phán với các công ty khác để đa dạng hóa nguồn cung. Bộ Y tế đang làm việc với Pfizer, dự kiến nhà sản xuất có thể cung cấp 30 triệu liều trong năm 2021 (ngày 17/3/2021, Bộ Y tế và Tổ công tác sẽ đàm phán phương án cụ thể). Ngoài ra, Bộ Y tế cũng làm việc để mua vắc xin của Johnson &Johnson, Moderna, Quỹ Đầu tư Nga (Sputnik-V)...

Ngoài nguồn vắc xin nhập khẩu, Bộ Y tế đang thúc đẩy tiếp độ nghiên cứu, phát triển vắc xin trong nước. Vắc xin Nanocovax do Công ty NANOGEN phát triển đã được tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trên người từ ngày 26/02/2021. Vắc xin Covivac do IVAC phát triển bắt đầu thử nghiệm lâm sàng từ ngày 15/3/2021. Vắc xin do Việt Nam sản xuất dự kiến sẽ được sử dụng trong năm 2022 để chủ động được vắc-xin, ảo đảm nguồn cung, bảo đảm an ninh y tế, chủ động ứng phó khi có các đại dịch trong tương lai.

Hữu Cao

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập95
  • Hôm nay4282
  • Tháng hiện tại17018
  • Năm hiện tại925488
  • Tổng lượt truy cập7091388
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website