CÁC KHÓ KHĂN TRIỂN KHAI HỢP ĐỒNG XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

28/02/2020
Ngày 16/10/2019, Cục phòng, chống HIV/AIDS-BYT tổ chức họp nhóm kỹ thuật mở rộng về Hợp đồng xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS.

CÁC KHÓ KHĂN TRIỂN KHAI HỢP ĐỒNG XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

Ngày 16/10/2019, Cục phòng, chống HIV/AIDS-BYT tổ chức họp nhóm kỹ thuật mở rộng về Hợp đồng xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS. Chủ trì có PGS.TS.Nguyễn Hoàng Long – Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS và bà Marie-Odile Emond – Giám đốc UNAIDS tại Việt Nam.

Đại biểu tham dự được nghe báo cáo “Tổng quan cơ chế, chính sách thực hiện hợp đồng xã hội đối với dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam” do PGS.TS.Trần Kim Chung trình bày. Theo PGS Chung, Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ các can thiệp dự phòng và điều trị HIV/AIDS, đạt được kết quả này có sự đóng góp của các tổ chức xã hội. Khi cắt giảm sự hỗ trợ tài chính nước ngoài cho công tác phòng, chống HIV/AIDS ở các nước có thu nhập trung bình sẽ gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống HIV/AIDS; làm các tổ chức xã hội điều chỉnh thu hẹp quy mô, tần suất hoạt động, có khi phải chấm dứt hoạt động để chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực khác. Hợp đồng xã hội đã triển khai ở một số quốc gia, nhưng rất mới ở Việt Nam.

Hợp đồng xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS là quá trình thông qua các nguồn lực của nhà nước được sử dụng để cung cấp vốn cho các thực thể nằm ngoài bộ máy nhà nước cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Ở Việt Nam các hoạt động tương đồng là các cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Nguyên tắc triển khai Hợp đồng xã hội là sắp xếp ưu tiên mục tiêu; đảm bảo cạnh tranh tự do, công bằng; quy trình nộp đơn và lựa chọn phải rõ ràng và minh bạch; đối xử bình đẳng với các đề xuất; thực hiện trách nhiệm giải trình; sự độc lập của các tổ chức xã hội cần được công nhận và hỗ trợ; thủ tục nộp đề xuất, yêu cầu về báo cáo và tự liệu hóa, theo dõi và giám sát tương xứng với các hoạt động của chương trình và kinh phía được cung cấp.

Tại Việt Nam hiện nay, chủ trương là khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS, thu hút mọi nguồn lực để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân, trong đó chú trọng việc xã hội hóa công tác khám chữa bệnh và dành ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng. Nhà nước đảm bảo nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội; các tổ chức xã hội được tham gia cung ứng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn ngân sách nhà nước theo cơ chế đặt hàng, nhà nước quy định nội dung chi theo Thông tư 26/2018/TT-BTC tại Điều 9.

PGS Chung cho biết, một số khó khăn ở Việt Nam gặp phải là sự phân bổ tài chính của các cấp phụ thuộc vào nhận thức và ưu tiên của địa phương, ban, ngành. Cơ chế chính sách tài chính cụ thể cho Hợp đồng xã hội chưa có, các văn bản pháp luật quy định liên quan đến việc thực hiện Hợp đồng xã hội còn thiếu rõ ràng, thiếu nhất quán giữa các văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước; Định mức chi hoạt động phòng, chống HIV/AIDS chưa phù hợp với thực tế. Khó khăn trong việc chưa có giá; định mức cho dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, chưa đủ cơ sở để thực hiện ký kết, thẩm định hồ sơ dự thầu. Thực tế việc thành lập Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS chưa theo đúng quy định tại Luật phòng, chống HIV/AIDS, quy chế hoạt động của Quỹ mới dừng lại ở hỗ trợ trực tiếp cho người nhiễm HIV; chưa có cơ chế tài chính cho tổ chức xã hội sử dụng nguồn vốn này để cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

Về cơ chế chính sách, hiện Việt Nam thiếu các văn bản pháp lý thống nhất điều chỉnh hoạt động của các tổ chức xã hội, chưa có một khung pháp lý nào quy định việc tổ chức và hoạt động của các CBO; các tổ chức xã hội không thuộc các tổ chức xã hội đặc thù như trong Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg; vẫn còn tồn tại sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định trong các văn bản và thực tế áp dụng các văn bản; thủ tục phê duyệt cho việc thành lập tổ chức xã hội tốn thời gian và phức tạp; việc duy trì tư cách pháp nhân của các tổ chức xã hội đặc biệt là các CBO hoạt động trong phòng, chống HIV/ADIS; nhiều cán bộ nhà nước chưa hiểu rõ vai trò của tổ chức xã hội; thiếu bộ quy trình áp dụng cho các tổ chức xã hội; đối với các nhóm cộng đồng CBO năng lực hạn chế, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực chưa bền vững, năng lực viết đề xuất dự án, hoạt động chưa cao; Khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài trợ trực tiếp từ nhà nước.

Thực tế cũng cho thấy tại các địa phương; chưa có nơi nào thực hiện tổ chức ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ theo hình thức đấu thầu rộng rãi và mới ở mức có hợp đồng theo nhiệm vụ đặt hàng với các hội nghề nghiệp, quần chúng hoặc ký trực tiếp với cá nhân (trong CBO) thực hiện dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn ngân sách nhà nước. Ông Chung nhấn mạnh, các đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tỉnh có vai trò quản lý, điều phối, hỗ trợ kỹ thuật tổ chức và sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức xã hội trên địa bàn.

Theo báo cáo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, tính đến ngày 31/12/2019, lũy tích số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện là 2.351 trường hợp; tỷ lệ hiện mắc 0,17%; số người chuyển sang AIDS là 1,941; số người nhiễm HIV/AIDS đã tử vong là 1.215 trường hợp; số trường hợp nhiễm HIV còn sống được quản lý là 1.136 bệnh nhân. Năm 2019 có 132 trường hợp nhiễm mới HIV; số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 38 người, số người tử vong do AIDS là 28 người. Tính đến tháng 11/2019, tổng số người được tư vấn, xét nghiệm HIV là hơn 42.800 lượt người, đạt 150% kế hoạch; trong đó 191 lượt HIV dương tính, chiếm tỷ lệ 0,44%. Số trẻ dưới 18 tháng tuổi được chẩn đoán sớm nhiễm HIV bằng kỹ thuật PCR có 4 trường hợp và cả 4 trường hợp đều âm tính. Tổng số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV là 901/1.140 người; chiếm tỷ lệ 79% so với số nhiễm HIV/AIDS còn sống đang quản lý được.

Văn Hanh

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập127
  • Hôm nay6009
  • Tháng hiện tại82590
  • Năm hiện tại991060
  • Tổng lượt truy cập7156960
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website