TIÊM VẮC XIN COVID-19 CHO 75 TRIỆU NGƯỜI CẦN KHOẢNG 25.200 TỶ ĐỒNG

25/05/2021
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến sáng ngày 24/5/2021, trong đợt dịch từ ngày 27/4 đến nay cả nước ghi nhận 2.220 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 tại 30 tỉnh, thành phố.

TIÊM VẮC XIN COVID-19 CHO 75 TRIỆU NGƯỜI CẦN KHOẢNG 25.200 TỶ ĐỒNG

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến sáng ngày 24/5/2021, trong đợt dịch từ ngày 27/4 đến nay cả nước ghi nhận 2.220 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 tại 30 tỉnh, thành phố.

Tổng số xét nghiệm trên cả nước từ ngày 29/4 đến nay là 802.009 cho 1.446.130 lượt người. Tổng số tiêm chủng vắc xin COVID-19 cả đợt 1 và đợt 2 là 1.026.672 liều cho các nhóm ưu tiên; trong đó số người đã tiêm đủ 2 mũi là 28.961 người. Theo Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, thế giới ghi nhận hơn 165 triệu ca COVID-19, trong đó hơn 3,4 triệu người đã tử vong.

Bộ Y tế vừa phân bổ gần 1,7 triệu liều vắc xin COVID-19 do COVAX tài trợ cho các địa phương, đơn vị; cụ thể các tỉnh miền Bắc được điều phối 688.000 liều, miền Trung nhận 203.000 liều, Tây Nguyên 81.000 liều và miền Nam nhận 460.000 liều, số còn lại phân bổ cho các lực lượng Công an, Quân đội, Bệnh viện, Trường học…

Bộ Y tế đã tiếp nhận 160 tỷ đồng và 4 triệu liều vắc xin từ các đơn vị tài trợ cho Quỹ mua vắc xin COVID-19. Để đảm bảo 150 triệu liều vắc xin tiêm cho 75 triệu người Việt Nam, Quốc Hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết dùng 12.100 tỷ đồng để mua vắc xin. Theo Bộ Tài chính để đạt mục tiêu tiêm cho 75 triệu người người, cần khoảng 25.200 tỷ đồng; trong đó ngân sách Trung ương dự kiến khoảng 16.000 tỷ đồng và 9.200 tỷ đồng sẽ do ngân sách địa phương huy động.

Theo các chuyên gia y tế, ước tính số ca nhiễm đợt dịch 27/4 này có thể sẽ lên đến 4.500 hoặc 6.600 trường hợp vì có thể đã có ca mắc COVID-19 âm thầm trong cộng đồng. Đợt dịch thứ 4 này xuất hiện nhiều ổ dịch đồng thời, bắt nguồn từ các ca bệnh nhập cảnh nhưng không được cách ly chặt chẽ hoặc nhập cảnh trái phép. Kết quả giải trình tự gen là virut biến thể B.1.167.2 (Ấn Độ) và B.1.1.7 (Anh). Người dân mắc bệnh, vô tình đến khám bệnh viện, bệnh viện trở thành ổ dịch và tiếp tục lây ra cộng đồng. Qua phân tích, chuỗi lây nhiễm đã qua ít nhất 5 vòng ổ dịch tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Từ các ca bệnh ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã nhanh chóng xuất hiện thêm chùm 11 ca nhiễm tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, tới Bắc Ninh, Lạng Sơn sau đó lan sang Hòa Bình và Bắc Giang. Các ổ dịch liên quan những nơi nhiều người tập trung, khu công nghiệp lớn, quán bar, karaoke phức tạp, khó truy vết đầy đủ. Vì vậy phải rất lưu ý cắt đứt chuỗi lây nhiễm, hạn chế ổ dịch mới phức tạp hơn và phải thực hiện nhanh, triệt để hơn.

Đợt dịch này có nhiều ổ dịch, mối quan hệ của các ổ dịch phức tạp, chống chéo. Các chuyên gia Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock chuyên về phổi thuộc Đại học Sydney dự báo, kịch bản 1 là đỉnh dịch sẽ nằm ở tuần 3-4 tháng 5/2021 với số ca nhiễm mỗi ngày có thể từ 150-210 ca (số thực nhiễm trong cộng đồng không phải là số báo cáo). Dịch có thể kết thúc vào giữa hoặc cuối tháng 6/2021 với tổng cộng từ 4.100-6.600 ca nhiễm theo như áp dụng các biện pháp phòng chống dịch như hiện nay.

Đối với kịch bản 2, thực hiện giãn cách xã hội, giảm tiếp xúc trên quy mô cấp tỉnh, thành phố với tỉnh có nguy cơ cao, số ca nhiễm mới tăng nhanh, đỉnh dịch ở tuần 3-4 tháng 5, dịch có thể sẽ kết thúc sớm hơn 10 ngày, số ca bệnh khoảng 2.900-4.500 ca.

Nhóm chuyên gia đề xuất chủ động phát hiện ca bệnh, ổ dịch tiềm tàng bằng xét nghiệm tầm soát tìm ca bệnh, càng tìm được ca bệnh sớm càng ít phải truy vết và phong tỏa. Các tỉnh phải chủ động tự kích hoạt các mức độ phòng chống dịch kịp thời, linh hoạt theo các mức độ, kịch bản cụ thể. Nếu chỉ có ca COVID-19 trong cộng đồng, triển khai các biện pháp 5K, quản lý chặt chẽ khu cách ly, xét nghiệm toàn bộ người thuộc nhóm nguy cơ cao như nhân viên y tế, nhân viên khu cách ly hàng tuần; nhân viên dịch vụ sân bay, nhân viên bến xe, nhân viên giao hàng hóa từ 2-4 tuần/lần; toàn bộ người có dấu hiệu ho/sốt; thực hiện chiến lược xét nghiệm rộng cho đến khi đạt được độ bao phủ vắc xin COVID-19 là 70%.

Trường hợp nếu xảy ra 1-3 ca bệnh trong cộng đồng ở 1 huyện trong 14 ngày qua hoặc có 1 chuỗi lây nhiễm đến F2 rõ nguồn lây hoặc phát hiện 1 ổ dịch thì huyện có ca bệnh thực hiện phong tỏa các thôn, khu phố, nhà máy có ca bệnh; truy vết; cách ly như đã thực hiện; triển khai xét nghiệm toàn bộ người thuộc nhóm nguy cơ cao, người có ho/sốt, xét nghiệm toàn bộ người dân trong khu vực phong tỏa; thực hiện hạn chế tụ tập đông người trong 2 tuần cho đến khi không còn ca bệnh; dừng hoạt động tập trung đông người từ 20 người trở lên; giảm tần suất di chuyển đến địa phương khác./.

Hữu Lai

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập68
  • Hôm nay5540
  • Tháng hiện tại5540
  • Năm hiện tại914010
  • Tổng lượt truy cập7079910
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website