CHẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP  TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ

03/03/2020
Theo ghi nhận của Hội Tim mạch Hoa kỳ, hiện trên thế giới ước tính khoảng 1/3 người trưởng thành bị tăng huyết áp; 1/3 người trưởng thành bị tăng huyết áp mà không biết mình bị bệnh và 1/3 người trưởng thành bị tăng huyết áp được điều trị không đạt được huyết áp <140/90mmHg.

CHẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ

Theo ghi nhận của Hội Tim mạch Hoa kỳ, hiện trên thế giới ước tính khoảng 1/3 người trưởng thành bị tăng huyết áp; 1/3 người trưởng thành bị tăng huyết áp mà không biết mình bị bệnh và 1/3 người trưởng thành bị tăng huyết áp được điều trị không đạt được huyết áp <140/90mmHg.

Các chuyên gia tim mạch lưu ý cách đo huyết áp đúng, người được đo cần nghỉ 5 phút trước khi đo, ngồi trên ghế với lưng thẳng, 2 chân thả lỏng và 02 bàn chân áp phẳng trên mặt đất; đặt cánh tay ngang mức tim, không nói và vận động khi máy đang đo. Một người có huyết áp tối ưu là huyết áp tâm thu <120 và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg. Huyết áp bình thường là huyết áp tâm thu ở mức 120-129 và/hoặc huyết áp tâm trương 80-84 mmHg. Khi trị số huyết áp tâm thu từ 130-139 và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg là huyết áp bình thường cao. Chẩn đoán tăng huyết áp khi bệnh nhân có huyết áp tại phòng khám ≥140 đối với huyết áp tâm thu và/hoặc ≥90 mmHg đối với huyết áp tâm trương; huyết áp đo tại nhà trung bình, huyết áp tâm thu ≥135 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥85 mmHg.

Khi chẩn đoán tăng huyết áp cần xem xét tổn thương ở cơ quan đích không như tim, thận, bệnh mạch máu ngoại biên, mắt và não. Đánh giá tổn thương cơ quan đích dựa vào thời gian bị tăng huyết áp, mức huyết áp trước đó, tiền sử gia đình bị thận mạn, tiền sử có bệnh thận, nhiễm trùng đường tiểu, tiểu máu, lạm dụng thuốc giảm đau; thường xuyên đổ mồ hôi, nhức đầu, lo lắng, hồi hộp; tình trạng co cứng cơ hoặc nhược cơ; các triệu chứng gợi ý bệnh tuyến giáp. Bệnh nhân có các nguy cơ như tiền sử cá nhân, gia đình về bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn lipit máu, đái tháo đường, hút thuốc, thói quen ăn uống, thay đổi cân nặng gần đây, béo phì, thời lượng vận động thể lực, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, sinh non. Người bệnh có bệnh sử và tổn thương cơ quan đích và bệnh tim mạch như não và mắt; tim, thận, động mạch ngoại biên, tiền sử ngủ ngáy, bệnh phổi mạn tính, rối loạn nhận thức. Cần chú ý thuốc hạ huyết áp đã và đang sử dụng, bằng chứng về tuân thủ và thiếu tuân thủ điều trị, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc.

Để đánh giá tổn thương cơ quan đích, cần thực hiện các xét nghiệm thường xuyên như haemoglobin, haematocrit; đường máu khi đói và HbA1C; mỡ máu cholesterol toàn phần; LDL và HDL - cholesterol; Triglyceride máu; natri và kali máu; axít uric máu; creatinine máu, mức lọc cầu thận ước đoán (eGFR); chức năng gan; phân tích nước tiểu; protein niệu bằng que nhúng, lý tưởng là tỷ lệ albumin/creatinin; đo điện tim 12 chuyển đạo. Ngoài các xét nghiệm thông thường trên, đối với tổn thương cơ quan đích không triệu chứng cần chú ý cứng mạch khi huyết áp mạch ở người lớn ≥60 mmHg; vận tốc sóng mạnh (PWV) động mạch chủ - đùi > 10 m/s; ECG dày thất trái, siêu âm tim dày thất trái; albumine niệu vi thể hoặc tăng tỷ lệ albumine - creatimine. Bệnh thận mạn mức độ vừa với eGFR>30-59 ml/ph/1,73 m2 (BSA) hoặc bệnh thận mạn nặng với eGFR<30 ml/phút/1,73m2. Chỉ số cẳng chân - cổ tay (ABI)<0,9; bệnh võng mạc tiến triển khi có xuất huyết hoặc xuất tiết, phù gai thị.

Trong trường hợp bệnh tim mạch đã xác định, có bệnh mạch mão, bệnh nhân đột quỵ, thiếu máu cục bộ, xuất huyết não, TIA; bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đau thính giác, tái tưới máu cơ tim, hiện diện mảng xơ vữa qua hình ảnh, suy tim; bệnh lý động mạch ngoại biên; rung nhĩ.

Mục tiêu điều trị tăng huyết áp, các chuyên gia cho rằng mục tiêu là giảm tối đa nguy cơ lâu dài toàn bộ về bệnh suất, tử suất tim mạch và tử vong chung. Để xác định được mục tiêu này, cán bộ y tế cần xác định ngưỡng huyết áp ban đầu cần điều trị và đích huyết áp cần đạt theo cá nhân hóa; kiểm soát yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm và các bệnh đồng mắc theo khuyến cáo hiện hành; xác định các yếu tố cản trở sự tuân thủ điều trị.

Đối với những bệnh nhân có huyết áp độ I: 140-159/90-99 cần tư vấn thay đổi lối sống, điều trị thuốc ngay ở bệnh nhân nguy cơ trung bình, cao, rất cao; điều trị thuốc ở bệnh nhân có nguy cơ thấp sau 3-6 tháng; theo dõi thấy bệnh nhân không kiểm soát được huyết áp. Đối với bệnh nhân huyết áp độ II, độ III cần tư vấn thay đổi lối sống, điều trị thuốc ngay cho bệnh nhân, đích kiểm doát huyết áp trong 2-3 tháng.

Trong điều trị cần kiểm soát toàn diện các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân gây ra các biến chứng. Người bệnh cần được khám định kỳ để điều chỉnh điều trị phù hợp. Đối với các trường hợp cần chuyển tuyến trên là tăng huyết áp ở người trẻ ≤40 tuổi hoặc nghi ngờ tăng huyết áp thứ phát; tăng huyết áp đang quản lý điều trị có diễn tiến tốt nhưng nghi ngờ hoặc đã có biến chứng nặng tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh mạch vành phình tách động mạch chủ; suy thận, tiền sản giật; không đạt huyết áp mục tiêu dù đã điều trị đủ ≥3 thuốc với ít nhất 1 thuốc lợi tiểu hoặc không dung nạp với thuốc hoặc có quá nhiều bệnh nặng phối hợp; tăng huyết áp ở phụ nữ có thai. Trường hợp cần chuyển tuyến của bệnh nhân là khi cần làm xét nghiệm cho lần đầu mới phát hiện tăng huyết áp hoặc định kỳ 9-12 tháng (nếu bệnh nhân chưa làm được đủ xét nghiệm cơ bản, sau đó chuyển lại để quản lý tại tuyến cơ sở nếu bệnh nhân không có bất thường. Trường hợp chelesterol máu ≥8 mmol/L; nghi ngờ đái tháo đường với đường máu mao mạch lúc đói ≥7 mmol/L hoặc 126 mg/dL cũng nên chuyển tuyến trên.

Những trường hợp nếu là bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường thai kỳ, người đái tháo đường mang thai; bệnh nhân đái tháo đường đang quản lý không đạt được mục tiêu điều trị trong 3 tháng; người bệnh đến khám lần đầu hoặc đái tháo đường đang quản lý điều trị có diễn tiến bất thường cấp tính, triệu chứng tăng đường máu, mất nước, đường máu lúc đói >16,7 mmol/L(hoặc 300mg/dL); rối loạn ý thức không có hạ đường máu; hạ đường máu tái diễn; hôn mê hạ đường máu sau xử trí cấp cứu; có cơn đau ngực mới xuất hiện; triệu chứng thiếu máu não thoáng qua, tai biến mạch máo não thật sự, bệnh nhân sốt cao kèm đường máu tăng cao, sốt kéo dài, ho kéo dài nghi lao phổi; các bệnh nhiễm trùng nặng./.

Lâm Quyên

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập313
  • Hôm nay6381
  • Tháng hiện tại25158
  • Năm hiện tại933628
  • Tổng lượt truy cập7099528
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website