THƯỜNG XUYÊN TUYÊN TRUYỀN TUÂN THỦ VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ

09/04/2020
Nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong những thách thức và mối quan tâm rất lớn tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị.

THƯỜNG XUYÊN TUYÊN TRUYỀN TUÂN THỦ VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ

Nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong những thách thức và mối quan tâm rất lớn tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị. Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm khoảng 5-10% ở các nước phát triển và 15-20% ở các nước đang phát triển. Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng nhiễm khuẩn bệnh viện như: môi trường ô nhiễm, bệnh truyền nhiễm, xử lý dụng cụ, các thủ thuật xâm lấn nhưng ô nhiễm bàn tay của nhân viên y tế là một mắt xích quan trọng trong dây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện.

Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định “Chăm sóc sạch là chăm sóc an toàn” và “Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện”. Đây là giải pháp rẻ tiền nhất. Năm 2007, Vụ Điều trị Bộ Y tế đã ban hành công văn số 7517/BYT và thông tư 18/BYT 2009 của Bộ Y tế về hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn quy định và hướng dẫn quy trình vệ sinh tay thường quy. Nội dung công văn đã được phổ biến và tập huấn cho toàn thể cán bộ, nhân viên toàn bệnh viện Thẫm mỹ JW Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy nhận thức của nhân viên y tế còn chưa đầy đủ, phương tiện vệ sinh tay còn thiếu, vị trí vệ sinh tay còn chưa hợp lý nên tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay còn thấp ở nhiều bệnh viện.

Từ tháng 1/2019 đến tháng 10/2019, nhóm tác giả Nguyễn Phan Tú Dung thực hiện báo cáo nghiên cứu “Đánh giá kiến thức và khảo sát tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc năm 2019”. Phương pháp nghiên cứu là điều dưỡng trưởng các khoa phòng phát phiếu điều tra, quan sát trực tiếp tại khoa phòng. Đánh giá kiến thức bằng bộ câu hỏi phát cho nhân viên y tế trả lời theo các phương án nêu sẵn, chọn câu trả lời đúng (20 câu) trong 10 phút. Thống kê số liệu trả lời đúng sai. Quan sát trực tiếp số cơ hội vệ sinh tay mà nhân viên y tế thực hiện. Đánh giá tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay trên các đối tượng: Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của các đối tượng nghiên cứu liên quan đến công việc phải vệ sinh tay có đúng quy trình vệ sinh tay 6 bước của Bộ Y tế; 5 thời điểm vệ sinh tay theo WHO được giám sát theo biểu mẫu giám sát vệ sinh tay.

Tác giả nghiên cứu phân tích, rất cần thiết tăng cường đào tạo thực hành giám sát tuân thủ vệ sinh tay, kết quả nghiên cứu cho thấy có 20% nhân viên y tế cho rằng mang găng tay có thể thay thế được vệ sinh tay. Điều đó có thể dẫn đến việc lạm dụng và ngộ nhận khi mang găng. Thực tế là khi thực hiện thăm khám và chăm sóc người bệnh, đôi lúc nhân viên y tế chỉ dùng một đôi găng từ đầu đến cuối buổi, điều đó không đảm bảo được yêu cầu chăm sóc sạch, và chỉ có tác dụng phòng ngừa cho nhân viên y tế mà không đảm bảo an toàn cho người bệnh, dễ nhiễm khuẩn chéo người bệnh này qua người bệnh khác, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện. 40% nhân viên y tế không nêu chính xác được 5 thời điểm vệ sinh tay (hoặc trả lời thiếu, hoặc trả lời sai, hoặc không trả lời). Điều này cho thấy nhân viên y tế chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của vệ sinh tay, chưa hiểu rõ các thời điểm cần vệ sinh tay, đây là vấn đề về nhận thức cá nhân nhân viên y tế và cũng là vấn đề còn khiếm khuyết trong đào tạo nhân viên của bệnh viện về chương trình vệ sinh tay. 40% nhân viên y tế thực hiện vệ sinh tay bằng nước và xà phòng và cho rằng hiệu quả tốt hơn sử dụng dịch vụ chứa cồn. điều này cho thấy các nhân viên y tế vẫn chưa đánh giá đầy đủ về vai trò và hiệu quả của vệ sinh tay bằng dung dịch chứa cồn, mặc dù đây cũng là một phương pháp vệ sinh tay có hiệu quả và nhanh. Theo nhận thức và thói quen, nhân viên y tế thường coi việc vệ sinh tay bằng nước và xà phòng là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, tuân thủ vệ sinh tay bằng nước và xà phòng rất khó đạt tỷ lệ cao theo quy định vì thiếu trang bị, mất thời gian và không thực tế. Trên thực tế, khi thực hành chăm sóc người bệnh, không phải chỗ nào cũng có lavabo nước và xà phòng để thực hiện việc vệ sinh tay. Ngay cả khi có đầy đủ trang thiết bị thì người nhân viên y tế cũng không thể cứ khám hoặc tiêm truyền xong một người bệnh lại đến lavabo vệ sinh tay một lần. Do vậy, cùng với việc thực hiện vệ sinh tay bằng xà phòng và nước, cũng cần nhận thức và tăng cường vệ sinh tay bằng dung dịch chứa cồn nhằm đạt tỷ lệ cao tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong việc chăm sóc người bệnh.

Về tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay, theo các tiêu chí về tuân thủ 5 thời điểm vệ sinh tay của Tổ chức Y tế Thế giới, kết quả nghiên cứu cho thấy: Trước khi tiếp xúc người bệnh, tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế bệnh viện đạt mức trung bình khá (66,6%). Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay tại thời điểm sau khi tiếp xúc đồ vật – môi trường người bệnh chưa cao (50%). Đây là điều đáng lưu ý vì có thể làm lây nhiễm vi khuẩn từ bàn tay không sạch của nhân viên y tế cho người bệnh và có thể đây là một nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ lây chéo trong bệnh viện. Đây cũng là vấn đề được đặt ra đòi hỏi bệnh viện cần tăng cường nghiên cứu, đào tạo, giám sát, đề ra các biện pháp để cải thiện chương trình vệ sinh tay trong toàn bệnh viện ngày càng hoàn thiện hơn.

Với tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay chung toàn bệnh viện thẩm mỹ JW Hàn Quốc là 74%, đây là tỷ lệ tương đối khá. Kết quả này có được cũng nhờ sự cố gắng của lãnh đạo bệnh viện, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn…, đã ưu tiên và chọn chương trình vệ sinh tay là trọng điểm trong chăm sóc an toàn đối với người bệnh… Ngoài ra bệnh viện còn có một số thuận lợi như: bệnh viện tư, cơ cấu nhỏ, trang thiết bị tốt đầy đủ và hiện đại, có đầy đủ phương tiện hóa chất, dụng cụ thực hành, giám sát chương trình vệ sinh tay. Nhờ vậy mà chương trình vệ sinh tay trong bệnh viện được thực hành thuận lợi, dễ dàng hơn với kết quả chính xác cao nhất.

Tác giả nghiên cứu có kết luận, kiến thức của nhân viên y tế hiểu biết và thực hành vệ sinh tay còn chưa đầy đủ và chưa đồng đều ở các nhóm nhân viên y tế từ bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, nhân viên vệ sinh tới các nhóm nhân viên khác… Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay không đều ở 5 thời điểm vệ sinh tay của WHO, các thời điểm đa số tuân thủ ở mức khá tốt, tuy nhiên ở thời điểm sau khi tiếp xúc với đồ vật-môi trường người bệnh còn ở mức trung bình. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay chung toàn bệnh viện ở mức khá. Yêu cầu đặt ra là cần phải tổ chức đào tạo, giáo dục, phát động thực hành và giám sát chương trình vệ sinh tay đầy đủ, liên tục hàng năm trong toàn bệnh viện.

Tác giả kiến nghị cần tăng cường áp dụng phần mềm hỗ trợ giám sát tuân thủ vệ sinh tay. Nghiên cứu, bổ sung các dung dịch sát khuẩn tay nhanh và xà phòng rửa tay từ các nhà sản xuất đưa vào sử dụng đảm bảo an toàn, không dị ứng, không khô da, không kích ứng đối với bàn tay của nhân viên y tế.

Hoa Đăng

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập505
  • Hôm nay6827
  • Tháng hiện tại66444
  • Năm hiện tại974914
  • Tổng lượt truy cập7140814
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website