VẮC XIN SINOPHARM: 1 TRONG 6 VACCINE PHÒNG COVID-19 ĐƯỢC CẤP PHÉP TẠI VIỆT NAM

07/09/2021
Vắc xin Sinopharm phòng Covid-19 do Trung Quốc sản xuất được các chuyên gia đánh giá có “hiệu quả khả quan” và lại mang lại kết quả trong việc ngăn chặn các ca bệnh trở nặng và tử vong.

Vắc xin Sinopharm phòng Covid-19 do Trung Quốc sản xuất được các chuyên gia đánh giá có “hiệu quả khả quan” và lại mang lại kết quả trong việc ngăn chặn các ca bệnh trở nặng và tử vong.

Vắc xin Sinopharm là gì?

Vắc xin Sinopharm là loại vắc xin phòng Covid-19 đầu tiên được phát triển bởi một quốc gia không thuộc phương Tây, được sự phê duyệt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trước đó, WHO chỉ chấp thuận các Vắc xin Covid-19 do AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson sản xuất. Ngày 7/5/2021, vắc xin Sinopharm được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) với hiệu quả bảo vệ lên đến 78.2%, đây cũng là vắc xin đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt được đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO.

Vắc xin Sinopharm của nước nào?

Vắc xin Sinopharm là vaccine được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm (Trung Quốc), đây là vắc xin được sản xuất bằng công nghệ bất hoạt. Sinopharm (hay Tập đoàn Y Dược Trung Quốc) là đơn vị sản xuất vắc xin lớn nhất Trung Quốc, có hơn 1.500 công ty con và hơn 200.000 nhân viên trải rộng khắp toàn cầu. Năm 2020, đơn vị này được xếp hạng 145 trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới, với doanh thu đạt hơn 70 tỷ đô la Mỹ.

Tại Việt Nam, văn phòng đại diện của Sinopharm đã ra đời năm 1993 và xây dựng doanh nghiệp sản xuất liên doanh năm 2003.

Sau nhiều tháng nghiên cứu vắc xin trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm thành công trên động vật, cuối tháng 4/2020, vắc xin này được Cục Quản lý Dược Trung Quốc phê chuẩn việc thử nghiệm trên người. Ngày 30/12/2020, Cục Quản lý Dược Trung Quốc đã tiến hành cấp phép sử dụng có điều kiện vắc xin Sinopharm, với hiệu quả bảo vệ được công bố là 79,34%, tỷ lệ sinh kháng thể trung hòa đạt 99,52%.

Ngày 31/5/2021, Sinopharm bắt đầu cung cấp vắc xin cho chương trình COVAX, tạo cơ hội và điều kiện cho các nước được tiếp cận vắc xin một cách công bằng. Ngày 3/6/2021, Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vắc xin Sinopharm, đây là vắc xin thứ 3 được Việt Nam phê duyệt sau AstraZeneca và Sputnik V.

Cơ chế hoạt động của Sinopharm

Vắc xin Sinopharm của Trung Quốc được phát triển theo cách “truyền thống” hơn so với một số loại vắc xin phòng Covid-19 khác đang được sử dụng như PfizerModerna. Nếu như vaccine Pfizer và Moderna được bào chế theo công nghệ mRNA, thì vắc xin Sinopharm là vắc xin bất hoạt sử dụng các phần tử vi rút bất hoạt nhằm mục đích kích thích hệ thống miễn dịch sinh ra kháng thể.

Dù có điểm khác biệt nhất định trong cơ chế sản xuất với những loại vắc xin Covid-19 tiên tiến trên thế giới, nhưng quan trọng nhất vẫn là hiệu quả bảo vệ cuối cùng. Vắc xin Sinopharm có kết quả hậu lâm sàng cho thấy hiệu quả bảo vệ lên đến 78,2%. Trong khi đó, vắc xin Sinopharm có hiệu quả 79% trong việc giảm tỷ lệ nhập viện khi mắc Covid-19 và các trường hợp không phải vào phòng chăm sóc đặc biệt.

Sinopharm – vắc xin Covid-19 của Trung Quốc có tốt không?

Với hiệu quả 78,2% trong việc ngăn ngừa Covid-19, vắc xin Sinopharm được khuyến cáo cho nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Dữ liệu để đánh giá mức độ an toàn của vắc xin với những đối tượng trên 60 tuổi chưa nhiều do chưa đủ dữ liệu nghiên cứu lâm sàng.

Đánh giá chung về vắc xin Sinopharm, các chuyên gia cho biết vaccine phát huy hiệu quả đối với hầu hết các trường hợp, là một mắc xích trong việc giải quyết tình trạng khan hiếm vắc xin Covid-19 trên toàn cầu.

Vắc xin Sinopharm bảo quản như thế nào?

Vắc xin Sinopharm được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C; với thời hạn sử dụng 2 năm. Điều kiện bảo quản và vận chuyển dễ dàng của vắc xin Sinopharm giảm chi phí vận chuyển và lưu kho, tăng khả năng tiếp cận của vắc xin trên toàn thế giới.

Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin Sinopharm

Giống như bất cứ loại vắc xin nào khác, vắc xin Sinopharm phòng Covid-19 có thể có một số tác dụng phụ ở một số đối tượng. Các tác dụng phụ này thường chỉ gây những ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng thực hiện hoạt động thường ngày và thường sẽ biến mất chỉ sau vài ngày. Ở một số đối tượng không gặp tác dụng phụ khi tiêm vắc xin Sinopharm, nhưng điều này không có nghĩa là vắc xin không phát huy tác dụng bảo vệ.

Một số tác dụng phụ phổ biến của vắc xin Sinopharm có thể kể đến như:

  • Đau, mẩn đỏ, sưng tấy ở vị trí tiêm;
  • Mệt mỏi;
  • Đau đầu, đau cơ;
  • Sốt, ớn lạnh, buồn nôn.

Để giảm bớt tác dụng phụ khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể chườm mát tại vị trí tiêm. Uống thật nhiều nước và mặc trang phục nhẹ nhàng để giảm cảm giác khó chịu do sốt.

Trong hầu hết các trường hợp những tác dụng phụ sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng mẩn đỏ, cơn đau gia tăng ở vị trí tiêm sau 24 giờ.

Tiêm vắc xin Sinopharm bao nhiêu mũi?

Theo SAGE – nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO, vắc xin Sinopharm được dùng dưới dạng tiêm bắp, với liều lượng mỗi liều là 0,5 ml, với phác đồ 2 liều tiêm.

Việt Nam công nhận vắc xin Sinopharm

Vắc xin Sinopharm được cung cấp cho hơn 70 quốc gia, trong đó có các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Philippines và Singapore.

Chiều 20/6/2021, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế phối hợp cùng Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tiếp nhận 500.000 liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm về đến sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) và 502.400 bơm kim tiêm dùng 1 lần, loại 1ml. Được biết, đây là lô vắc xin Sinopharm và vật tư y tế do Chính phủ Trung Quốc trao tặng.

Vắc xin được triển khai tiêm chủng ưu tiên cho 3 nhóm đối tượng:

  • Những người Trung Quốc đang cư trú và làm việc tại Việt Nam;
  • Người Việt Nam đang có nhu cầu học tập và làm việc tại Trung Quốc;
  • Người dân tại khu vực sát biên giới Trung Quốc.

Đến nay, hơn 450 triệu liều vắc xin Sinopharm được sản xuất, 100 triệu liều đã được cung cấp qua hình thức viện trợ của Chính Phủ và bán thương mại cho doanh nghiệp. Trước đó ngày 3/6/2021, Việt Nam chính thức cấp phép sử dụng khẩn cấp có điều kiện vắc xin Sinopharm, trong trường hợp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ngoài vắc xin Sinopharm, Việt Nam cũng đã cấp phép cho vắc xin AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna.

Theo Bộ Y tế, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, việc cấp phép khẩn cấp cho một loại vắc xin Covid-19 mang ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa vắc xin bị bỏ qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng bắt buộc. Việc cấp phép khẩn cấp vắc xin Covid-19 hiện nay vẫn đảm bảo được tính an toàn của vắc xin, khi thực hiện đầy đủ quy trình nhằm đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

Tất cả các loại vắc xin khi đưa vào sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam đều phải tuân thủ quy trình thử nghiệm lâm sàng gồm 3 giai đoạn trên nguyên tắc đảm bảo được 3 yếu tố: an toàn, sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ.

Cho đến thời điểm hiện tại, vắc xin Sinopharm của Trung Quốc vẫn được đánh giá là một trong những loại vắc xin hiệu quả trong việc phòng bệnh Covid-19, góp phần giảm thiểu thiệt hại mà dịch bệnh gây ra trên quy mô toàn cầu. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nhập về thêm nhiều loại vắc xin Covid-19 và tiến hành tiêm chủng cho nhiều đối tượng.

Nguồn: VNVC

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập115
  • Hôm nay858
  • Tháng hiện tại217445
  • Năm hiện tại901417
  • Tổng lượt truy cập7067317
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website