Cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch Covid-19

09/10/2021
Sức đề kháng là "tấm lá chắn" bảo vệ cơ thể trẻ trước ảnh hưởng của môi trường và các tác nhân gây bệnh. Trong bối cảnh Covid-19, tăng sức đề kháng cho trẻ rất cần thiết. Trẻ ăn đủ chất, uống nhiều nước, vận động mỗi ngày, ngủ trước 21h, giữ vệ sinh…, giúp tăng sức đề kháng, tránh nhiễm bệnh trong dịch Covid-19.

Cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch Covid-19

Sức đề kháng là "tấm lá chắn" bảo vệ cơ thể trẻ trước ảnh hưởng của môi trường và các tác nhân gây bệnh. Trong bối cảnh Covid-19, tăng sức đề kháng cho trẻ rất cần thiết. Trẻ ăn đủ chất, uống nhiều nước, vận động mỗi ngày, ngủ trước 21h, giữ vệ sinh…, giúp tăng sức đề kháng, tránh nhiễm bệnh trong dịch Covid-19.

Dinh dưỡng khoa học

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một trong những cách giúp tăng sức đề kháng cho trẻ là xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng và hệ miễn dịch của trẻ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để bảo vệ trẻ trong mùa dịch COVID-19 các bậc phụ huynh cần cho trẻ ăn uống lành mạnh, đa dạng các nhóm thực phẩm và đầy đủ theo nhu cầu khuyến nghị.

Từ sơ sinh đến 6 tháng, trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và đầy đủ nhất cho trẻ, tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng. Đối với trẻ trên 6 tháng, bữa ăn bổ sung của trẻ cần có đủ tinh bột, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất.

Để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ cần lưu ý vai trò đặc biệt của protein; các vitamin A, C, D, E, vitamin nhóm B; các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, selen, magie và probiotics.

Protein là chất dinh dưỡng quan trọng số một, là nguyên vật liệu cấu trúc xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể. Đối với hệ miễn dịch, protein là thành phần chính của các kháng thể, giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh. Một số axit amin như arginine, glutamine là chất điều hòa quan trọng của hệ thống miễn dịch, làm tăng số lượng tế bào lympho T. Tăng cường các thực phẩm giàu protein thịt, cá, trứng, sữa. Đặc biệt trong cá còn có axit béo không no omega-3, có tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch.

Vitamin A giúp trẻ tăng trưởng, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và các bệnh về mắt. Lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin A như sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…), rau có màu xanh thẫm, các loại quả màu vàng, đỏ; lòng đỏ trứng, gan…

Vitamin D có chức năng quan trọng trong hệ thống miễn dịch, sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch của con người. Vitamin D có nhiều nguồn từ thực phẩm, thuốc hoặc tổng hợp dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên cần tùy thuộc thời tiết, cường độ nắng để tắm nắng phù hợp cho trẻ, nên tắm nắng trước 8h sáng và sau 4 giờ chiều. Với trẻ dưới 1 tuổi, WHO khuyến nghị dùng liều dự phòng 400 IU/ngày để bổ sung vitamin D cho trẻ là an toàn nhất, từ 1 tuổi trở lên nhu cầu khuyến nghị vitamin D là 600 IU/ngày. Ngoài ra, nguồn thực phẩm giàu vitamin D có thể kể đến: Dầu cá, cá hồi, nấm, trứng, sữa và các chế phẩm sữa có bổ sung vitamin D.

Vitamin C là chìa khóa cho sự tăng trưởng và hoạt động hàng ngày của hầu hết các mô cơ thể. Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, là chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể. Vì vậy, cung cấp đủ vitamin C hàng ngày là rất cần thiết. Vitamin C có nhiều trong trái cây tươi và rau xanh, bao gồm: Bưởi, chanh, cam, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, bông cải xanh, bông cải trắng, ớt chuông, rau ngót, rau cải,…

Vitamin E là một chất chống oxy hóa, cần thiết đối với hệ miễn dịch, đặc biệt đối với chức năng của tế bào lympho T. Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vật, hạt hướng dương, mầm lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, lạc, rau bina, cải xoăn.

Kẽm giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ. Thiếu kẽm trẻ dễ bị nhiễm trùng, biếng ăn, chậm phát triển chiều cao. Cần lựa chọn các thực phẩm giàu kẽm cho bữa ăn của trẻ như: Các loại hải sản, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, các loại rau mầm…

Sắt là yếu tố quan trọng trong quá trình tạo máu, giúp trẻ tăng trưởng, phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Lựa chọn các thực phẩm giàu sắt cho bữa ăn của trẻ: Thịt nạc, cá, trứng, đậu đỗ, rau có màu xanh thẫm.

Probiotics là những vi sinh vật có lợi, đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch thông qua việc điều chỉnh các tế bào miễn dịch trong niêm mạc và tế bào biểu mô của ruột. Probiotic có trong các thực phẩm lên men như sữa chua, sữa chua uống, rau quả muối chua, tương đậu nành... hoặc có trong các thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi, nên bổ sung prebiotics là chất xơ hòa tan có trong rau, quả và ngũ cốc nguyên hạt: Chuối, yến mạch, hành tây, các loại đậu, táo…

Cho trẻ vận động mỗi ngày

Trong mùa dịch COVID-19, trẻ không được đến trường, vì vậy phụ huynh nên dành thời gian cho trẻ, trò chuyện, đọc sách, vẽ tranh, chơi cùng với trẻ. Nếu nơi ở không bị cách ly, phong tỏa, có thể cho trẻ ra ngoài nhà chơi nhưng cần dạy trẻ về việc giữ khoảng cách an toàn. Tạo sự hứng khởi và thú vị trong việc rửa tay và vệ sinh thân thể bằng cách khen ngợi trẻ, cho trẻ xem bài hát về rửa tay. Tổ chức trò chơi xem ai là người chiến thắng khi có số lần đưa tay lên mặt ít nhất trong ngày. Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, khuyến khích trẻ nghĩ ra các hoạt động thể chất trong thời gian hạn chế tiếp xúc: Nhảy dây, múa, chạy vòng tròn… Phụ huynh hãy luôn làm gương cho trẻ, là hình mẫu cho trẻ học tập và làm theo.

Tập cho trẻ ngủ sớm, đủ giấc

Tạo cho trẻ một thói quen sống lành mạnh, nên đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, đúng giờ. Trẻ cần ngủ đủ từ 10-14 giờ/ngày, đi ngủ trước 10 giờ tối. Giấc ngủ không chỉ giúp trẻ phát triển chiều cao, trí não còn có tác dụng cải thiện, nâng cao sức đề kháng. Trẻ phải ở nhà thường xuyên thường có nhiều thời gian tiếp xúc các thiết bị điện tử (điện thoại, Ipad hay TV...) khiến giờ giấc sinh hoạt dễ đảo lộn, thức khuya hơn, ngủ muộn hơn.

Trẻ thiếu ngủ sẽ suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh hơn trẻ ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ còn khiến trẻ thiếu tỉnh táo và dễ mất tập trung. Phụ huynh nhắc nhở con ngủ sớm và đủ giấc, tốt nhất là trước 21h. Ngủ sớm còn để lượng hormone tăng trưởng thường tiết ra nhiều nhất vào khoảng 22h -1h khi trẻ ngủ say.

Giữ môi trường sống sạch sẽ

Trong tình hình dịch bệnh, ngoài chế độ ăn uống, vận động, sinh hoạt lành mạnh, Phụ huynh cũng cần đảm bảo môi trường sống xung quanh trẻ sạch nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh. Cần nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay, mở cửa để không gian sống thông thoáng, vệ sinh phòng ốc sạch sẽ.

Lâm Quyên

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập73
  • Hôm nay4019
  • Tháng hiện tại16755
  • Năm hiện tại925225
  • Tổng lượt truy cập7091125
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website