Chủ động tầm soát soát nguy cơ giúp phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm

28/10/2021
Báo cáo của Globocan năm 2020 cho thấy, ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. May mắn, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Phân tích của Hiệp hội Ung thư Mỹ (American Cancer Society) chỉ ra rằng, phát hiện sớm ung thư vú, điều trị kịp thời có thể giúp tăng tỷ lệ sống sau 5 năm lên đến 99%.

Chủ động tầm soát soát nguy cơ giúp phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm

Báo cáo của Globocan năm 2020 cho thấy, ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. May mắn, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Phân tích của Hiệp hội Ung thư Mỹ (American Cancer Society) chỉ ra rằng, phát hiện sớm ung thư vú, điều trị kịp thời có thể giúp tăng tỷ lệ sống sau 5 năm lên đến 99%.

Cuộc sống bận rộn khiến một bộ phận phụ nữ Việt vô tình bỏ quên bản thân. Trong phim ngắn do Gene Solutions thực hiện, nhiều chị em cho biết, họ dành thời gian để tập thể dục, làm đẹp, đọc sách, nghe nhạc, theo đuổi sở thích cá nhân nhưng xao nhãng việc khám sức khỏe định kỳ.Trong khi đó, các chuyên gia khuyến cáo, chủ động tầm soát soát nguy cơ giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, tăng khả năng chữa khỏi.

Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây bệnh ung thư vú. Cụ thể là lối sống, môi trường, tuổi tác, di truyền, tức thừa hưởng "gen xấu" từ gia đình. Thống kê cho thấy, nếu một người có mang đột biến gen gây bệnh, nguy cơ phát triển ung thư vú của họ sẽ cao gấp nhiều lần so với người không mang đột biến gen di truyền. Cụ thể, một phụ nữ mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh đến 87% so với thông thường. Vì vậy, chủ động giải mã gen xác định 2 đột biến gen sẽ giúp phụ nữ xác định mình có thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư vú.

(Nguồn Vnexpress.net)

Việc chủ động tầm soát ung thư vú bằng phương pháp xét nghiệm gen, siêu âm, chụp X-quang... giúp phát hiện sớm ung thư vú, điều trị kịp thời.

Kiểm tra vú để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng rõ ràng được gọi là tầm soát ung thư vú. Dưới đây là những phương pháp tầm soát sớm sử dụng phổ biến hiện nay:

Tự khám vú: Nhằm phát hiện sớm những bất thường chưa rõ nguyên nhân xuất hiện ở vú, chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ nên tự khám vú định kỳ mỗi tháng, vào một ngày cố định, thường thì ngày kinh thứ 7-10. Đây là lúc vú mềm nhất, dễ sờ và phát hiện các thay đổi bất thường. Việc tự khám vú là tốt, nhưng vẫn chưa đủ, phải đến gặp chuyên gia y tế để khám chuyên sâu.

Chụp X-quang tuyến vú: Phương pháp có từ lâu đời, được sử dụng thường xuyên. Bác sĩ sử dụng các chùm tia X (chuyên biệt chụp mô tuyến vú có cường độ thấp và bước sóng dài hơn) chiếu xuyên qua vú để ghi lại hình ảnh của tuyến vú lên phim. Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên tiến hành chụp X-quang định kỳ mỗi năm một lần để tầm soát bệnh. Trường hợp đang trong kỳ kinh hay các ngày gần ngày kinh nguyệt sẽ không thực hiện cách này do nồng độ hormone nội tiết tố nữ tăng cao khiến tuyến vú căng tức hơn bình thường. Nếu chụp vào thời điểm này dễ gây nhầm lẫn các tổn thương trên phim, tăng cảm giác khó chịu cho người chụp.

Siêu âm vú: Phương pháp sử dụng sóng âm năng lượng cao giúp bác sĩ kiểm tra được các mô và cơ quan trong cơ thể. Siêu âm vú có thể giúp chuyên gia xác định các bất thường trong vú, giúp phát hiện những trường hợp ung thư giai đoạn sớm. Khi sử dụng phối hợp với chụp X-quang tuyến vú, siêu âm làm tăng độ nhạy của việc sàng lọc.

Chụp MRI: Chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện ung thư, một số bất thường khác ở tuyến vú có độ chính xác cao. Hình ảnh được hiển thị trên máy tính để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác.

Xét nghiệm máu: Phương pháp nhằm xác định các chất (marker) trong máu được giải phóng bởi các cơ quan hoặc các mô trong cơ thể. Nồng độ cao hoặc thấp bất thường của một chất nào đó có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh nhất định.

Xét nghiệm gen: Tầm soát ung thư vú di truyền sớm bằng phương pháp xét nghiệm gen hiện đại đã được nhiều hiệp hội chuyên môn quốc tế có uy tín như Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ, Mạng lưới Ung thư quốc gia Hoa Kỳ, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo và mới đây, Bộ Y tế (Quyết định 1639/QĐ-BYT) cũng nêu rõ việc phát hiện đột biến gen BRCA1/BRCA2 là cơ sở cho sàng lọc ung thư vú từ tuổi 30 nhằm có chiến lược phát hiện sớm và điều trị hiệu quả cho tất cả phụ nữ, đặc biệt là những đối tượng nguy cơ cao như: người thân trực hệ thứ nhất (cha, mẹ, anh, chị, em, con cái) mắc ung thư; nhiều người thân mắc cùng một loại ung thư hoặc gia đình có người mắc ung thư khi dưới 45 tuổi; gia đình có người mắc nhiều loại ung thư, lo lắng về nguy cơ di truyền ung thư trong gia đình có thể giải mã gen sớm.

Các chuyên gia khuyến cáo, để phát hiện sớm ung thư vú, phụ nữ cần lưu ý: hạn chế ăn đồ ăn mặn cũng như các đồ ăn hun khói, nướng, chiên nhiều dầu mỡ, từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích”; tích cực bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý, thức ăn chế biến từ các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, C, E; có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ và quan trọng nhất là khám định kỳ hàng năm (6 tháng/ lần) để tầm soát bệnh.

Lâm Quyên

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay982
  • Tháng hiện tại33842
  • Năm hiện tại942312
  • Tổng lượt truy cập7108212
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website