Tuyên truyền phòng chống COVID-19 theo kịp yêu cầu của người dân

29/11/2021
Vừa qua, Vụ Truyền thông Thi đua – Khen thưởng của Bộ Y tế tổ chức hội nghị công tác truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, mục tiêu giúp các tỉnh, thành phố làm quen với các chiến lược và kế hoạch truyền thông nguy cơ của Bộ Y tế về ứng phó với dịch COVID-19, về thực hiện trạng thái bình thường mới.

Tuyên truyền phòng chống COVID-19 theo kịp yêu cầu của người dân

Vừa qua, Vụ Truyền thông Thi đua – Khen thưởng của Bộ Y tế tổ chức hội nghị công tác truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, mục tiêu giúp các tỉnh, thành phố làm quen với các chiến lược và kế hoạch truyền thông nguy cơ của Bộ Y tế về ứng phó với dịch COVID-19, về thực hiện trạng thái bình thường mới.

Mục tiêu của công tác truyền thông nhằm giúp nhân viên y tế có kỹ năng thực tế trong việc sử dụng truyền thông để tăng sự tin tưởng của nhân dân vào vắc xin, an toàn vắc xin và tăng tỷ lệ tiêm phòng cho người dân. Công tác truyền thông nguy cơ là bộ phận không thể tách rời của quá trình ứng phó với đại dịch, bất cứ sự kiện ứng phó khẩn cấp nào.

Trong đợt dịch lần thứ 4 năm 2021 này, sự thay đổi của biến chủng Delta, dịch tấn công vào khu công nghiệp, khu dân cư mật độ cao gây áp lực lớn cho toàn hệ thống y tế. Dịch diễn tiến với nhiều nguồn lây, đa chủng, đa ổ bệnh, giãn cách trong thời gian dài, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống phát triển kinh tế.

Theo các chuyên gia Bộ Y tế, nhiệm vụ của công tác truyền thông là liên tục cập nhật, đổi mới hình thức, nội dung thông tin. Các báo chí khó tiếp cận tâm dịch để có dữ liệu thông tin lớn phục vụ công tác phòng chống dịch. Các thông điệp truyền thông cần thường xuyên cập nhật, chuyển đổi phù hợp; truyền thông về tiêm chủng phòng COVID-19, những cống hiến và hy sinh của nhân viên y tế tuyến đầu.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã có các hướng dẫn truyền thông năm 2021; Kế hoạch truyền thông mua và sử dụng vắc xin; Chiến dịch tiêm chủng năm 2021-2022; Kế hoạch truyền thông triển khai Nghị quyết số 128 của Chính phủ và Kế hoạch số 4800 của Bộ Y tế; các kế hoạch đáp ứng khẩn cấp Phòng chống dịch COVID-19 theo các tình huống, kịch bản. Đối với ngân hàng thông tin, các phóng viên trên các kênh khác nhau, cung cấp thông tin hàng ngày về hoạt động chỉ đạo phòng chống dịch của Lãnh đạo Bộ, Tỉnh; cung cấp các chỉ thị, công điện, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, các hình ảnh, video hoạt động phòng chống dịch thực tế.

Có thể nhắc đến các thông tin, thông điệp tốt trong thời gian qua như thông điệp 5T; sự thật về COVID-19; cách ly, chăm sóc điều trị F0 tại nhà; định hướng cho người nhiễm bệnh COVID-19; chống nhiễm khuẩn tại cơ sở y tế; hướng dẫn tự lấy mẫu xét nghiệm…Bộ Y tế đã triển khai truyền thông tin trên nền tảng như Fb, Youtube, Zalo, Tiktok, Lotus, tin nhắn SMS…Các thông điệp thực hiện các chiến dịch truyền thông cung cấp các số liệu cụ thể về kết quả công tác tiêm chủng, về dinh dưỡng, những thông tin tích cực lạc quan vượt qua đại dịch. Về truyền thông tiêm chủng vắc xin, đó là các nhóm ưu tiên tiêm chủng, niềm tin vào vắc xin, tiêm vắc xin an toàn, tiêm vắc xin khi tới lượt, vắc xin tốt nhất là vắc xin tiêm sớm nhất, các loại vắc xin được Việt Nam phê duyệt, tiến độ tiêm vắc xin, hướng dẫn tiêm chủng an toàn, công tác ngoại giao vắc xin, thử nghiệm sản xuất vắc xin nội…

Theo Ông Nguyễn Đình Anh – Vụ trưởng Vụ Truyền thông Thi đua – Khen thưởng của Bộ Y tế, đối với những cống hiến, hy sinh của cán bộ y tế, công tác truyền thông đã đề cập đến những thông tin về sự chi viện của cán bộ y tế trên toàn quốc đến những tỉnh, thành phố có dịch phức tạp, điều gì khiến cho cán bộ y tế trụ vững tại tâm dịch, những khó khăn các cán bộ y tế phải vượt qua, những sáng tạo của cán bộ y tế, những mất mát của cán bộ y tế.

Đối với việc quản lý, xử lý tin đồn, tin giả, ngành y tế đã phối hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Công an rà soát, bác bỏ tin đồn, xử phạt các trường hợp đưa tin sai sự thật, gỡ các trang tin giả mạo Bộ Y tế, cung cấp các thông tin đúng kịp thời cho người dân.

Trong công tác phòng chống dịch, bài học được rút ra là thông điệp, công tác truyền thông phải chuyển đổi kịp thời, linh hoạt, bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, cung cấp thông tin trên nhiều nền tảng, phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, cơ quan báo chí, thành lập và đi vào hoạt động hiệu quả các nhóm truyền thông nhất là bộ phận thường trực đặc biệt, các thông điệp phải nhiều loại, cách thể hiện ưu tiên clip, video dễ nhớ, dễ làm theo.

Ông Nguyễn Đình Anh cũng cho biết, dịch COVID-19 diễn ra trên quy mô rộng, nhân lực và vật lực hoạt động công tác truyền thông đều có giới hạn, công chúng luôn đòi hỏi phải có những phân tích, đánh giá dự báo xu hướng, những chuyển đổi có tính chiến lược khi Việt Nam chuyển từ “Zero COVID” sang thích ứng an toàn là một thay đổi cơ bản nội dung của công tác truyền thông, công tác truyền thông đối với tiêm vắc xin cho trẻ em, tiêm mũi bổ sung, việc sử dụng các loại vắc xin mới…

Theo các chuyên gia truyền thông Bộ Y tế, người làm truyền thông cần xác định tốt sự tham gia của cộng đồng trong tiêm vắc xin phòng COVID-19; cần thực hành tốt các quy trình truyền thông về vắc xin phòng COVID-19, xử lý các trường hợp trì hoãn tiêm vắc xin, truyền thông về sự cố sau tiêm chủng.

Các nguyên tắc chính của công tác truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 là thông điệp vắc xin phòng COVID-19 và kế hoạch triển khai vắc xin của Chính phủ một cách rõ ràng và đơn giản; cần chấp nhận công tác truyền thông về những yếu tố không chắc chắn, giải thích những điều đã biết và những điều vẫn còn chưa biết về vắc xin COVID-19; đặt ra các kỳ vọng thực tiễn, tránh sự tin tưởng quá mức và hứa hẹn; minh bạch về các nguy cơ và phản ứng phụ, sẵn sàng truyền thông về sự cố bất lợi và sự cố không mong muốn; lắng nghe ý kiến của quần chúng; công nhận và xử lý mối lo ngại; thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu; sử dụng mọi cơ hội để củng cố các thông điệp chính và các bước đơn giản mà người dân cần tiếp tục thực hiện để bảo vệ bản thân và những người khác.

Như vậy, truyền thông nguy cơ là một bộ phận cốt lõi của công tác tiêm chủng, xây dựng các cơ chế để lắng nghe cũng như lên tiếng để theo dõi nhận thức của cộng đồng về vắc xin phòng COVID-19, chủ động thực hiện các hoạt động truyền thông về lợi ích của vắc xin phòng COVID-19./.

Anh Huy

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay4363
  • Tháng hiện tại37223
  • Năm hiện tại945693
  • Tổng lượt truy cập7111593
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website