Chế độ ăn hợp lý giúp kiểm soát tăng huyết áp

13/12/2021
Tăng huyết áp là một bệnh lý có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, não, mạch máu và nhiều các cơ quan trong cơ thể. Người bệnh chỉ phát hiện ra khi bệnh đã có diễn biến nặng, khó điều trị nên tiên lượng kém. Vì thế với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp, ngoài việc tuân thủ theo đúng sự chỉ dẫn của các bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh, người bệnh vẫn có sức khỏe tốt như một người bình thường. Vì thế việc duy trì chế độ ăn phù hợp khi bị tăng huyết áp có vai trò rất quan trọng.

Chế độ ăn hợp lý giúp kiểm soát tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một bệnh lý có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, não, mạch máu và nhiều các cơ quan trong cơ thể. Người bệnh chỉ phát hiện ra khi bệnh đã có diễn biến nặng, khó điều trị nên tiên lượng kém. Vì thế với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp, ngoài việc tuân thủ theo đúng sự chỉ dẫn của các bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh, người bệnh vẫn có sức khỏe tốt như một người bình thường. Vì thế việc duy trì chế độ ăn phù hợp khi bị tăng huyết áp có vai trò rất quan trọng.

Người bệnh có thể sống chung với tăng huyết áp nếu tuân thủ chế độ ăn đa dạng thực phẩm, tránh ăn mặn, kiêng rượu bia… và dùng thuốc theo chỉ dẫn.

Theo các chuyên gia tim mạch, người tăng huyết áp có thể chung sống với căn bệnh này và kiểm soát huyết áp nếu có chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh và tuân thủ lời khuyên từ bác sĩ. Người bệnh tăng huyết áp cần chú ý các loại thực phẩm nên ăn trong các bữa ăn hàng ngàygiúp kiểm soát tăng huyết áp của mình.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, đậu (đậu nành, đậu đen, đậu xanh), hạt kê, hạt diêm mạch (quinoa)... Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều kali hỗ trợ giảm huyết áp, bảo vệ mạch máu và ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch. Lưu ý ăn quả chín dạng miếng/múi, hạn chế ép/xay hoặc vắt lấy nước để tăng cường chất xơ.

Vitamin C rất có ích trong phòng trị tăng huyết áp, giúp giảm cholesterol và tăng tính đàn hồi mạch máu. Vitamin C có thể tìm thấy nhiều trong các loại quả như: cam, chanh, ổi, kiwi, dâu tây...

Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ ngăn ngừa nhiều axit béo không bão hòa, phòng ngừa xơ cứng động mạnh. Vitamin E có thể tìm thấy trong các loại dầu thực vật như: cọ dầu, dầu hướng dương, dầu ngô, dầu đậu tương, dầu ô liu... và một số loại trái cây như bơ, xoài, cà chua...

Các loại rau như bông cải xanh, cải xoăn, rau bó xôi, rau diếp cá, rau chân vịt... Rau xanh giàu hợp chất flavonoid, có chức năng hỗ trợ bảo vệ thành của các mạch máu, góp phần cải thiện tình trạng bệnh trong quá trình điều trị và phòng ngừa tăng huyết áp (cao huyết áp).

Sử dụng cá thu, cá hồi trong các bữa ăn vì chúng chứa nhiều axit béo omega-3 giúp hạ huyết áp, giảm viêm. Ngoài omega-3, cá hồi cũng là nguồn thực phẩm giàu vitamin D có ích với bệnh tăng huyết áp.

Bổ sung kali từ các loại rau củ quả tươi như chuối, ổi, thanh long, mít, đu đủ... giúp hạ huyết áp. Thực phẩm giàu kali sẽ làm cho tỷ lệ kali cao hơn natri, trung hòa natri trong cơ thể. Khi cơ thể loại bỏ được natri trong thận thông qua nước tiểu, huyết áp sẽ hạ.

Người bệnh tăng huyết áp nên duy trì uống khoảng 300-400 ml sữa tươi mỗi ngày để có đầy đủ canxi cần thiết. Nhiều loại hải sản như cá nhỏ, tôm, tép... và các loại rau như rau cải, cần tây, mộc nhĩ, đậu nành... cũng có lượng canxi lớn.

Nước dừa tươi giàu kali và axit lauric có tác dụng điều hòa huyết áp, giúp duy trì sức khỏe tim mạch vì nó có khả năng ổn định chỉ số cholesterol và giảm mỡ máu.

Theo các chuyên gia, việc thường xuyên uống trà xanh có thể hạ thấp nguy cơ tăng huyết áp trên 40%. Flavonoid trong trà có tác dụng chống lại nguy cơ bị đột quỵ, tim mạch. Ngoài ra, bạn có thể dùng nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch và chậm nhịp tim, có lợi cho người tăng huyết áp.

Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh tăng huyết áp cần chú ý và hạn chế các thực phẩm dưới đây trong chế độ ăn uống hàng ngày để bảo vệ huyết áp tốt hơn.

Những thức ăn quá mặn và chứa hàm lượng muối cao. Natri có trong muối ăn làm cơ thể tiết ra nhiều dịch tế bào, khiến tim đập nhanh hơn và kéo theo tăng huyết áp. Natri còn khiến các mạch máu hẹp hơn, cản trở quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển máu đến tim, gây ra tình trạng tăng huyết áp.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chỉ nên dùng dưới 5 gram muối natri một ngày (tương đương một muỗng cà phê) để kiểm soát huyết áp. Các thực phẩm chứa nhiều natri cần giảm trong bữa ăn gồm: nước mắm, nước tương, đồ hộp, lạp xưởng, xúc xích, cá khô, tôm khô, dưa cà, cá mắm, tương ớt, sốt gia vị...

Hạn chế thức ăn chứa nhiều năng lượng rỗng như: khoai tây chiên, mì tôm, gà rán, nước ngọt... Khi cơ thể dư thừa năng lượng sẽ dễ dẫn đến thừa cân, béo phì. Đây cũng là yếu tố khiến cho bệnh tăng huyết áp khó kiểm soát hơn.

Không nên ăn nội tạng động vật và mỡ động vật. Hai loại thức ăn này chứa rất nhiều cholesterol và hàm lượng chất béo bão hòa cao hơn so với các loại thịt khác. Tiêu thụ nhiều thực phẩm này làm gia tăng mỡ trong máu, tác động tiêu cực đến tim mạch, kéo theo tăng huyết áp. Bên cạnh đó, ăn nhiều nội tạng động vật chưa được xác minh nguồn gốc còn tiềm ẩn nguy cơ các bệnh nguy hiểm khác như giun sán, ung thư, viêm cơ tim, viêm phổi...

Người bị tăng huyết áp không nên dùng những chất kích thích như bia, rượu, khói thuốc lá, cà phê. Trong khói thuốc có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm co mạch và gây tăng huyết áp. Còn bia, rượu có thể làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc hạ huyết áp và kéo theo nguy cơ khác như xơ gan, tổn thương hệ thần kinh nếu sử dụng nhiều.

Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế, 25% dân số Việt Nam mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Trong số đó, gần 60% người tăng huyết áp chưa được phát hiện và hơn 80% chưa được điều trị. Bệnh tăng huyết áp cũng đang có xu hướng trẻ hóa.

Hiệp hội Tim mạch Việt Nam khuyến cáo, cao huyết áp là bệnh lý mạn tính, xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp được xác định bởi hai chỉ số: huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi) và huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim). Theo đó, tăng huyết áp được xác định khi huyết áp ở mức >= 140 mmHg (huyết áp tâm thu) và >= 90 mmHg (huyết áp tâm trương).

Tăng huyết áp khiến cho áp suất lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều áp lực trực tiếp đến tim khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian. Đây cũng là căn nguyên dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, xuất huyết võng mạc, mù, suy thận, suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim... Tăng huyết áp là "kẻ giết người thầm lặng" vì các triệu chứng của bệnh xuất hiện rất mờ nhạt và không rõ ràng.

Tăng huyết áp là căn bệnh không thể chữa trị dứt điểm và phải chung sống trong thời gian dài. Tuy vậy, người bệnh hoàn toàn có thể sống khỏe, sống vui nếu có biện pháp điều trị đúng cách và chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học.

Hữu Cao

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập389
  • Hôm nay5652
  • Tháng hiện tại24429
  • Năm hiện tại932899
  • Tổng lượt truy cập7098799
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website