Thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol tại nhà: bệnh nhân F0 dùng sao cho an toàn?

07/01/2022
Theo Bộ Y tế, trong tình dịch dịch bệnh đang lây lan nhanh, số lượng F0 điều trị tại nhà gia tăng thì khả năng lạm dụng thuốc hạ sốt, giảm đau càng có thể xảy ra nhiều. Để dùng thuốc an toàn, cùng tìm hiểu cách sử dụng trong bài viết dưới đây.

Thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol tại nhà: bệnh nhân F0 dùng sao cho an toàn?

Theo Bộ Y tế, trong tình dịch dịch bệnh đang lây lan nhanh, số lượng F0 điều trị tại nhà gia tăng thì khả năng lạm dụng thuốc hạ sốt, giảm đau càng có thể xảy ra nhiều. Để dùng thuốc an toàn, cùng tìm hiểu cách sử dụng trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol dễ bị lạm dụng?

Paracetamol là một loại thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng phổ biến cho cả người lớn và trẻ em. Paracetamol có nhiều thương hiệu và dạng bào chế khác nhau để phù hợp với từng lứa tuổi, từng bệnh nhân: Thuốc uống dạng viên nén; thuốc dạng bột hòa tan; viên nén sủi; siro; viên đạn đặt hậu môn, dạng tiêm truyền tĩnh mạch.

Paracetamol được cơ thể hấp thu tốt, tác dụng nhanh và khá an toàn, không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (gây loét, xuất huyết tiêu hóa) như nhóm thuốc chống viêm non steroid, do đó thuốc được sử dụng khá rộng rãi và là lựa chọn cho những bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc non steroid. Nhưng thuốc có khả năng xảy ra các tác dụng phụ, dù ít gặp nhưng nghiêm trọng, như phản ứng dị ứng và tổn thương gan. Tác dụng phụ này có thể gặp khi sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc...

Với F0 điều trị tại nhà, một trong các triệu chứng của COVID-19 là sốt, đau đầu, do đó paracetamol là thuốc được chỉ định sử dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên, khá nhiều F0 lo lắng với bệnh nên dùng thuốc để "dự phòng" ngay cả khi không có triệu chứng sốt. Hoặc với trường hợp có sốt, thì triệu chứng sốt, đau khá khó chịu, nên bệnh nhân có xu hướng tăng liều, lạm dụng thuốc.

2. Cách sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol an toàn

Thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol rất quan trọng để kiểm soát nhiệt độ và hạn chế biến chứng cho người bệnh, nhưng paracetamol cũng rất nguy hiểm nếu dùng sai chỉ định hoặc quá liều.

Thuốc có thể gây tổn thương gan cấp, với tỉ lệ tử vong rất cao nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống y tế quá tải do dịch bệnh như hiện nay. Do đó, để an toàn dùng thuốc, trong mọi trường hợp khi bắt đầu sử dụng thuốc, cần tham khảo trực tiếp ý kiến của các bác sĩ.

Tuy nhiên, có thể sử dụng thuốc như sau:

- Chỉ dùng thuốc khi: Sốt trên 38.5 độ C hoặc đau đầu, đau mỏi cơ quá nhiều.

Uống một liều 10mg-15mg x cân nặng (ví dụ bệnh nhân nặng 50kg, có thể uống 1 viên đến 1.5 viên thuốc 500mg).

Tuy nhiên, tốt nhất chúng ta chỉ nên khởi đầu với liều 10mg/kg, để phòng trường hợp phải sử dụng kéo dài, uống liều thấp để hạn chế độc tính của thuốc.

- Nếu đã uống thuốc mà vẫn sốt cao trên 38.5 độ C, phải tìm mọi cách để hạ nhiệt độ, cùng với thuốc, như: lau - chườm trán, ngực, nách, tay, chân... bằng khăn ấm (không được dùng khăn lạnh, sẽ làm co mạch, không thoát được nhiệt, làm nhiệt độ cơ thể khó hạ hơn).

- Sau ít nhất 6 giờ, nhiệt độ vẫn trên 38.5 độ C, mới được uống tiếp liều thứ 2.

- Trong 24 giờ không nên uống quá 4 liều (tương đương 4 - 6 viên 500mg, đối với bệnh nhân trung bình khoảng 50kg).

- Nếu sốt quá cao (sốt trên 39.5 độ C, liều 10mg/kg cân nặng và lau chườm... mà vẫn không hạ được nhiệt độ), có thể dùng đến liều tối đa 15mg/kg cân nặng.

- Không được lặp lại dưới 6 giờ/lần.

Đối với trẻ em, liều paracetamol hạ sốt cũng được tính liều như người lớn (10-15mg/kg cân nặng). Nhưng để dễ uống, thuốc của trẻ thường là loại bột pha với nước, đóng gói 80mg, 150mg, 250mg. Phụ huynh cần tính cân nặng để pha thuốc với khoảng 30ml nước ấm cho trẻ uống.

Trường hợp trẻ không thể uống được, có thể dùng viên thuốc đặt hậu môn. Mỗi lần dùng thuốc cho trẻ cũng phải cách nhau tối thiểu 5 - 6 giờ.

Chỉ đặt hậu môn cho trẻ khi trẻ không uống được thuốc (trẻ nôn ói, không hợp tác uống thuốc); không dùng nếu trẻ có tiêu chảy. Không lạm dụng thuốc đặt hậu môn cho trẻ nhiều lần vì sẽ gây biến chứng rối loạn bài tiết phân (tiêu chảy).

Lưu ý, không dùng thuốc khi:

- Có tiền sử dị ứng với paracetamol.

- Có bệnh lý cấp tính về gan (ung thư gan, viêm gan virus đang giai đoạn cấp tính, đang điều trị tổn thương gan cấp tính do mọi nguyên nhân...).

- Bệnh nhân có bệnh lý về gan nhưng không trong giai đoạn cấp tính, phải giảm liều và giảm cả thời gian dùng thuốc.

- Với người lớn, không được dùng thuốc liên tiếp quá 10 ngày, trẻ em không được quá 5 ngày, trừ khi có ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, biện pháp hữu hiệu nhất là tăng cường sức khỏe bằng cách:

- Ăn uống đủ chất, nhiều rau củ quả, sinh tố...

- Nghỉ ngơi điều độ, tập luyện nhẹ nhàng, hạn chế vận động quá sức...

- Uống đủ nước mỗi ngày.

Hữu Lai (Theo suckhoedoisong.vn)

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Hôm nay2297
  • Tháng hiện tại8288
  • Năm hiện tại916758
  • Tổng lượt truy cập7082658
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website