Hệ thống chính trị thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19

31/01/2022
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, từ 17 giờ ngày 29/01 đến 17 giờ ngày 30/01, tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 72 ca mắc Covid-19 mới trên địa bàn tỉnh (giảm  22 ca so với hôm qua). Theo đó, tại TP. Nha Trang 24 ca, thị xã Ninh Hòa 6 ca, huyện Vạn Ninh 11 ca, huyện Diên Khánh 7 ca, thành phố Cam Ranh 19 ca, huyện Khánh Vĩnh 5 ca. Trong số ca mắc mới, có 9 ca ghi nhận trong cộng đồng.

Hệ thống chính trị thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, từ 17 giờ ngày 29/01 đến 17 giờ ngày 30/01, tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 72 ca mắc Covid-19 mới trên địa bàn tỉnh (giảm 22 ca so với hôm qua). Theo đó, tại TP. Nha Trang 24 ca, thị xã Ninh Hòa 6 ca, huyện Vạn Ninh 11 ca, huyện Diên Khánh 7 ca, thành phố Cam Ranh 19 ca, huyện Khánh Vĩnh 5 ca. Trong số ca mắc mới, có 9 ca ghi nhận trong cộng đồng.

Kể từ đầu dịch (01/2020) đến nay, tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 62.593 ca nhiễm Covid-19. Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021) ghi nhận 62.348 ca. Toàn tỉnh đã thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho 6.402.619 lượt người; RT-PCR cho 1.661.992 lượt người. Trong ngày, có 425 bệnh nhân mắc Covid-19 đã được điều trị khỏi bệnh, nâng số ca đã khỏi bệnh từ ngày 22/7/2021 đến nay lên 60.454 ca (chiếm 97% số ca mắc), có 278 trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19. Hiện nay, số bệnh nhân đang điều trị là 1.861 người.

Cũng theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa, ngày 29/01, toàn tỉnh triển khai tiêm 7.800 liều vắc xin phòng Covid-19. Đến nay, số người từ 18 tuổi trở lên ở tỉnh đã được phủ mũi 1 và mũi 2 vắc xin đạt hơn 100%, mũi 3 đạt gần 70%. Tỉnh đã tổ chức tiêm vắc xin mũi 1 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi đạt hơn 100%, mũi 2 đạt hơn 95%.

Tính từ đầu dịch đến ngày 31/12/2021 Việt Nam có 1.731.257 ca nhiễm, 32.394 ca tử vong do Covid-19. Cả nước đã trải qua 4 đợt bùng phát, quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt có xu hướng phức tạp hơn. Tính trên 1 triệu dân, Việt Nam có số mắc xếp thứ 144/223 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, 01/11 nước khu vực ASEAN; số tử vong xếp thứ 131/223 quốc gia, vùng lãnh thổ thế giới, 6/11 nước khu vực ASEAN. Tỷ lệ tử vong trên số mắc là 1,9%, xếp thứ 58/223 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, 3/11 nước trong khu vực ASEAN.

Việt Nam đã ghi nhận ca bệnh nhiễm biến thể Omicron; nguy cơ Omicron lây lan trên diện rộng là rất cao. Trong thời gian tới các tỉnh, thành phố có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả do biến chủng Omicron và thậm chí sẽ có những biến thể mới khác ngoài Omicron.

Trong bối cảnh này, một số vấn đề tồn tại tiểm ẩn của hệ thống y tế có cơ hội bộc lộ rõ: các quy định của pháp luật hiện hành chưa bao quát được hết các tình huống ứng phó với bùng phát của dịch bệnh; Hệ thống y tế cơ sở chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu và phát triển chưa tương xứng với hệ thống bệnh viện; Năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực ở nhiều địa phương ít được quan tâm, chưa đủ khả năng đáp ứng khi cố ca bệnh tăng cao; Nhân lực y tế còn thiếu so với nhu cầu, hệ thống y tế gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng điều trị, chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện/ khu cách ly; Mong thuẫn giữa mong muốn và giới hạn nguồn lực (yêu cầu mở rộng diện bao phủ, nâng cao chất lượng dịch vụ trong khi chỉ tiêu cho y tế ở mức khiêm tốn; mong muốn một hệ thống y tế mạnh cả về chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc sức khỏe chuyên sâu tiệm cận các nước phát triển trong bối cảnh nguồn lực tài chính hạn hẹp); Chênh lệch trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, năng lực hệ thống y tế cũng như thực trạng sức khỏe giữa các vùng miền; Việc thực hiện đổi mới hoạt động của các bệnh viện cũng theo hướng tự chủ với các cơ chế, chính sách chưa có tiền lệ như xã hội hóa, lien doanh lien kết, chuyển đổi mô hình quản trị bệnh viện công, cơ chế giá thị trường mới ở giai đoạn ban đầu, do vậy những khó khăn, khiếm khuyết là khó tránh khỏi; Cơ chế, chính sách khuyến khích y tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ y tế công cộng, y tế dự phòng chưa đủ mạnh.

Công tác phòng chống dịch đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc kịp thời, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự tin tưởng, đoàn kết, ủng hộ của nhân dân; đặc biệt là tinh thần trách nhiệm, nỗ lực không mệt mỏi của các lực lượng chức năng nơi tuyến đầu.

Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư đã ban hành các Kết luật, Thông báo, công điện; Tổng Bí thư đã ra lời kêu gọi; Lãnh đạo chủ chốt thường xuyên thảo luận, thống nhất lãnh đao, chỉ đạo và đề ra những định hướng lớn, các phương châm, đường lối, chiến lược về phòng, chống dịch. Các văn bản được thống nhất ban hành đã chỉ đạo các cơ quan trong cả hệ thống chính trị thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch và phát triển kinh tế- xã hội; huy động toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch.

Quốc hội, Ủy ban thường vị Quốc hội đã ban hành nhiều nghị quyết về công tác phòng, chống dịch; trong đó có Nghị quyết số 30/2021/QH15 cho phép Chính phủ quyết định một số cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách để kịp thời áp dụng các biện pháp phù hợp đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch và Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện; vào những thời điểm cấp thiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ họp giao ban trực tiếp đến cấp cơ sở để triển khai công tác phòng, chống dịch với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và yêu cầu đặt sức khỏe, tính mạng của Nhân dân lên trên hết, trước hết; lấy xã, phường là “pháo đài”, người dân là chiến sĩ và là trung tâm của chủ thể trong phòng, chống dịch.

Trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia và các địa phương đã kế thừa các nguyên tắc, biện pháp được áp dụng trong các đợt dịch trước; đúc kết các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, bổ sung và hình thành công thức trong phòng, chống dịch: 5K + vắc xin, thuốc đặc hiệu+ biện pháp điều trị+ công nghệ + ý thức của Nhân dân+ các biện pháp khác với các trụ cột: xét nghiệm, cách ly, điều trị và chuyển hướng thực hiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Trước nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến thể Omicron, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp, các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát hiện sớm, ứng phó kịp thời, hiệu quả.

Văn Hanh

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay3004
  • Tháng hiện tại41801
  • Năm hiện tại950271
  • Tổng lượt truy cập7116171
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website