Thừa cân, béo phì ở trẻ em- Những hệ lụy phụ huynh cần biết
Thừa cân béo phì ở trẻ là tình trạng tích lũy mỡ trong cơ thể do hậu quả của sự mất cân bằng năng lượng, trong đó năng lượng đưa vào vượt quá năng lượng tiêu hao. Thừa cân béo phì gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người lớn.
Đời sống con người ngày càng được cải thiện, cùng với sự ra đời của nhiều công nghệ hiện đại, con người trở nên lười vận động hơn. Đó là hai nguyên nhân chính khiến căn bệnh béo phì đang trở nên phổ biến trong cộng đồng. Đáng lo ngại nhất là số lượng trẻ em béo phì ngày một tăng cao trong vài năm trở lại đây.
Theo các nghiên cứu có khoảng 60 - 80% béo phì nguyên nhân là do dinh dưỡng, bên cạnh đó có thể do các rối loạn chuyển hóa của cơ thể thông qua vai trò của hệ thần kinh, tuyến nội tiết như tuyến yên, thượng thận, giáp trạng và tuỵ, nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Số lượng trẻ béo phì tăng nhanh được các nhà nghiên cứu cho thấy bao gồm các nguyên nhân:
- Phụ huynh bận rộn đi làm không có thời gian chăm sóc, nấu ăn, nên thường dẫn trẻ đi ăn tại các tiệm đồ ăn nhanh, điều này đã trở thành thói quen của trẻ. Và quan trọng những loại thức ăn này chứa hàm lượng chất béo, lượng đường rất cao.
- Việc sử dụng thường xuyên nước ngọt trong các bữa ăn cũng làm tăng khả năng mắc bệnh béo phì.
- Nhiều trẻ ít vận động, thời gian rảnh rỗi trẻ thường được cho xem phim, chơi game, ăn uống, tụ tập bạn bè…
Đối với béo phì đơn thuần rất hay gặp trong lâm sàng và ở cả cộng đồng. Nguyên nhân của béo phì đơn thuần rất phức tạp, là hậu quả của nhiều yếu tố kết hợp (sự tương tác giữa di truyền và môi trường). Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi cân bằng năng lượng: Năng lượng ăn vào nhiều hơn năng lượng tiêu hao, dẫn đến hậu quả tích lũy mỡ.
Hậu quả của thừa cân, béo phì của trẻ em là dai dẳng (khoảng 70% béo phì trẻ em tồn tại đến người lớn), là loại béo phì khó điều trị, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Béo phì ở trẻ em nếu không phòng ngừa, điều trị sớm sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội và y tế. Người lớn béo phì có tiền sử từ nhỏ sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó phải kể đến các bệnh như: tăng huyết áp; tai biến mạch não; tăng Cholesterol dẫn tới nhồi máu cơ tim; tiểu đường; bệnh xương khớp.
Bên cạnh đó, có nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư, giảm tuổi thọ ở người lớn. Tỷ lệ mắc bệnh tăng gây ảnh hưởng tâm lý.
Các biến chứng khác bao gồm: Bệnh Blount (một xương dị dạng do phát triển quá mạnh xương chày); dễ bị tổn thương do va chạm như bong gân đầu gối, mắt cá chân. Ngừng thở khi ngủ, bệnh não là bệnh hiếm gặp liên quan đến tăng áp lực nội sọ não, cần đến bác sĩ ngay.
Đối với trẻ thừa cân, béo phì cần phải can thiệp sớm. Mục tiêu giúp cho trẻ có một cân nặng và sức khỏe lý tưởng bằng cách làm chậm tăng cân hoặc ngừng tăng cân; Kiểm soát và duy trì cân nặng lý tưởng theo chiều cao; Bảo đảm trẻ tăng trưởng tốt theo lứa tuổi; Giảm nguy cơ biến chứng do béo phì.
Để đạt được kết quả trên phụ huynh cần thực hiện nguyên tắc sau:
- Trẻ em là cơ thể đang phát triển, vì vậy điều trị béo phì ở trẻ em không đặt ra vấn đề giảm cân, mà là giảm tốc tăng cân hay tránh tăng cân thêm, để đảm bảo sự phát triển chiều cao của trẻ.
- Cho phép trẻ vẫn tiếp tục tăng trưởng từ từ cùng với cân nặng qua thời gian, điều này có thể kéo dài 1 đến 2 năm hoặc hơn, phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và cách phát triển của trẻ.
Vì vậy, điều trị béo phì ở trẻ em gồm 3 vấn đề chính là:
- Điều chỉnh chế độ ăn bằng cách xây dựng thực đơn khẩu phần ăn cân đối, hợp lý: Giảm bớt chất béo, chất bột đường, bớt gạo thay bằng ngô khoai; Tăng cường rau quả để cung cấp chất xơ; Giảm đồ ngọt, nước ngọt, bánh kẹo, chocolat; Chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc, giảm rán xào; Điều chỉnh hợp lý khoảng cách giữa các bữa ăn, không để trẻ quá đói (vì nếu trẻ bị đói trẻ sẽ ăn nhiều hơn vào các bữa sau, làm mỡ tích lũy nhanh hơn); Nên ăn nhiều vào buổi sáng, giảm ăn về buổi chiều và tối; Nhai kỹ và cho trẻ ăn chậm, giúp trẻ cảm nhận được no và sẽ ngừng ăn khi no. Nếu ăn quá nhanh thì sẽ ăn nhiều hơn nhu cầu cần thiết; - Không ăn thực phẩm ăn nhanh, nếu có thể không quá 1 lần/tuần. Nên kiểm soát cả những bữa ăn bên ngoài (ví dụ như ăn ở trường học…) để đảm bảo cân bằng.
Lưu ý chế độ ăn cần có đủ các chất dinh dưỡng, khẩu phần cân đối để trẻ tiếp tục tăng trưởng và phát triển, tránh hạn chế ăn uống quá mức, gây thiếu hụt dinh dưỡng.
- Tăng cường hoạt động thể lực: Tăng các loại hình hoạt động thể lực phù hợp theo từng lứa tuổi để tiêu hao năng lượng; trẻ tham gia các hoạt động ít nhất trong 60 phút/ngày và 3 ngày/tuần; Giảm bớt thời gian xem ti vi, chơi điện tử. Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo không cho trẻ em dưới 2 tuổi xem ti vi và chỉ cho trẻ lớn hơn xem ti vi và trò chơi điện tử tối đa 2 giờ/ngày; Việc điều trị bằng thuốc và phẫu thuật hiện chỉ áp dụng cho người lớn.
- Đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất theo lứa tuổi
Thừa cân béo phì liên quan đến dinh dưỡng là một bệnh có thể phòng tránh được bằng dinh dưỡng hợp lý song song với hoạt động thể lực phù hợp. Đối với trẻ nhỏ, cần chăm sóc tốt cho trẻ ngay từ trong bào thai để tránh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 2 năm và ăn bổ sung hợp lý giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tối đa; Nghiên cứu cho thấy nuôi con bằng sữa mẹ giảm được 5% nguy cơ béo phì cho mỗi tháng.
Đối với trẻ lớn hơn và vị thành niên thì ăn uống cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, khẩu phần năng lượng không nên vượt quá cao. Giáo dục cho trẻ nếp sống lành mạnh, ăn uống hợp lý. Hoạt động thể thao đều đặn hàng ngày. Xem ti vi hay các hoạt động tĩnh không nên quá 7h/ngày. Tránh vừa ăn vừa xem ti vi.
Thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ để có thể can thiệp kịp thời tránh dẫn đến béo phì.
Tường Huân (Theo SKĐS)
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua hóa chất, vật tư, sinh phẩm
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước