Bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch COVID-19

14/02/2023
Theo Tổ chức Y tế thế giới, dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục có mối đe dọa về y tế công cộng, giai đoạn khẩn cấp của đại dịch hiện vẫn chưa kết thúc, cảnh báo về biến thể mới làm dịch phức tạp và tăng trở lại.

Bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch COVID-19

Theo Tổ chức Y tế thế giới, dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục có mối đe dọa về y tế công cộng, giai đoạn khẩn cấp của đại dịch hiện vẫn chưa kết thúc, cảnh báo về biến thể mới làm dịch phức tạp và tăng trở lại.

Tổ chức Y tế thế giới khẳng định vắc xin đang là biện pháp quan trọng; khuyến khích chuyển tiếp từ đáp ứng với đại dịch sang quản lý bền vững. Tổ chức Y tế thế giới đã ban hành phiên bản thứ 3 kế hoạch chiến lược chuẩn bị, sẵn sàng và đáp ứng nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp toàn cầu.

Báo cáo của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, giai đoạn 4 dịch COVID-19 tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 27/4/2021, ghi nhận hơn 11,5 triệu ca mắc tại 63/63 tỉnh, thành phố, 43.144 ca tử vong. Hơn 5 tháng xảy ra đợt dịch thứ 4, dịch đã cơ bản được kiểm soát. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4800/QĐ-BYT. Phương châm phòng chống dịch hiện nay là chuyển hướng “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, thực hiện nguyên tắc 5K + vắc xin +thuốc + công nghệ thông tin + ý thức của người dân.

Ảnh: nguồn Internet

Đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta, Omicron lây lan nhanh, mạnh, diễn biến hết sức phức tạp, kéo dài, phải áp dụng nhiều biện pháp chưa từng có tiền lệ, dịch bệnh tăng nhanh trong khoảng thời gian ngắn gây quá tải hệ thống y tế.

Đánh giá bài học kinh nghiệm được rút ra đó là sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời, thống nhất chỉ đạo xuyên suốt của các cấp ủy Đảng, Chính phủ, nỗ lực triển khai của chính quyền các cấp; đề cao trách nhiệm của các Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã, mỗi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng. Triển khai sớm, chủ động và đặc biệt là kiên định biện pháp chống dịch đã đặt ra từ đầu, xuyên suốt các giai đoạn; công tác truyền thông sâu rộng tạo được sự tham gia, hưởng ứng tích cực của người dân; sự phối hợp đa ngành nhất là y tế, công an, quân đội, vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất, là nền tảng để từng bước nới lỏng các biện pháp y tế và xã hội; luôn sẵn sàng triển khai các biện pháp đáp ứng, phòng chống dịch có diễn biến phức tạp.

Kinh nghiệm cho thấy sự quan trọng là đánh giá nguy cơ để đưa ra đáp ứng phù hợp, các biện pháp kiểm soát dịch phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội; linh hoạt các biện pháp đáp ứng chống dịch, quản lý rủi ro, tập trung bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương, tăng cường áp dụng các biện pháp dự phòng cá nhân.

Cục Y tế dự phòng hướng dẫn các hoạt động triển khai trong thời gian đến là tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình nhất là các biến thể mới của COVID-19, đánh giá các yếu tố nguy cơ, xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó, cập nhật hướng dẫn chuyên môn, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19. Tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị, bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị, nhân lực, đẩy mạnh truyền thông thực hiện 2K (Khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin+ thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân; thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn trật tự xã hội, an sinh xã hội; xây dựng, triển khai phương án bảo đảm công tác y tế trong tình hình dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực hệ thống y tế.

Cục Y tế dự phòng đang xây dựng dự thảo phương án đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực hệ thống y tế. Tình huống dịch bệnh đặt ra những tiêu chí là biến thể mới của vi rút có sự tăng độc lực và ảnh hưởng tới hiệu quả của vắc xin, dịch bệnh có xu hướng gia tăng đột biến về số ca mắc, số trường hợp nặng và tử vong, vắc xin phòng COVID-19 hiện tại giảm hoặc mất hiệu quả với biến thể mới, số ca mắc, số ca nặng và tử vong tăng nhanh đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, đông dân cư, giao lưu lớn, du lịch, nhiều khu công nghiệp. Chỉ số là tỷ lệ ca mắc mới trong tuần trên địa bàn tỉnh, thành phố/100.000 dân ≥450; tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy trung bình trong 7 ngày ghi nhận trên địa bàn tỉnh, thành phố /100.000 người ≥32; tỷ lệ giường bệnh dành cho người bệnh COVID-19 còn trống tại các cơ sở thu dung, điều trị trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố/100.000 dân tại thời điểm đánh giá ≤10; tỷ lệ giường điều trị tích cực (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ/100.000 dân nhỏ hơn 4/100.000 dân.

Giải pháp phòng chống dịch COVID-19 trong dự thảo Cục Y tế dự phòng đề xuất đối với công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành là kích hoạt kế hoạch đáp ứng với tình huống dịch, Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để quyết định thực hiện một số giải pháp cấp bách, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp; đề xuất với Chính phủ quy định rõ thẩm quyền của Ban chỉ đạo các cấp trong việc quyết định các biện pháp phòng chống dịch thống nhất, kịp thời. Ban chỉ đạo có vai trò thống nhất, điều phối các hoạt động phòng chống dịch gửi các Bộ, ngành, cơ quan thành viên ở các địa phương; đề xuất Chính phủ để có cơ chế điều phối các nguồn lực hỗ trợ từ trung ương cho các địa phương, huy động nguồn lực từ các tỉnh, thành phố khác hỗ trợ cho các địa phương khó khăn.

Theo quan điểm của Cục Y tế dự phòng, nguy cơ đến đâu ứng phó đến đó, chuyển cấm đoán sang quản lý rủi ro, ví dụ khi xuất hiện biến chủng mới của vi rút cần có biện pháp phù hợp, không sử dụng biện pháp phong tỏa như trước đây hoặc điều trị không có bệnh viện dã chiến mà điều trị tại các khoa lây của các bệnh viện, chuyển đổi các phương án phòng chống dịch phù hợp trong điều kiện mới.

Đối với dự án nâng cao năng lực phòng chống dịch cho tuyến xã, chúng ta không đòi hỏi cao quá ở tuyến xã, quan trọng là có một kế hoạch hướng dẫn công việc rõ của từng thành viên trong Ban chỉ đạo của tuyến xã; tăng cường công tác truyền thông nguy cơ, những kiến thức cơ bản về quản lý chất thải, công tác khử khuẩn, công tác chuyển tuyến đúng, ca nào chỉ điều trị tại nhà, tránh trường hợp ca nặng không được vào bệnh viện. Vấn đề dịch vụ y tế cơ bản quan tâm đến những người bệnh nền, các ca mổ cấp cứu phải được quan tâm chăm sóc phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 xảy ra./.

Anh Huy

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập103
  • Hôm nay435
  • Tháng hiện tại33295
  • Năm hiện tại941765
  • Tổng lượt truy cập7107665
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website