Làm sao để công tác phòng chống sốt rét được bền vững

21/04/2023
Theo báo cáo của Bộ Y tế, sau 20 năm thực hiện phòng chống sốt rét giai đoạn 1991-2010, bệnh sốt rét ở nước ta cơ bản bị đẩy lùi, đạt và vượt mục tiêu của Chính phủ đề ra theo Quyết định số 108/2007/QĐ-TTg ngày 17/07/2007.

Làm sao để công tác phòng chống sốt rét được bền vững

Theo báo cáo của Bộ Y tế, sau 20 năm thực hiện phòng chống sốt rét giai đoạn 1991-2010, bệnh sốt rét ở nước ta cơ bản bị đẩy lùi, đạt và vượt mục tiêu của Chính phủ đề ra theo Quyết định số 108/2007/QĐ-TTg ngày 17/07/2007.

Giai đoạn 2012-2018, Việt Nam đã giảm được 75% số ca mắc sốt rét, loại trừ sốt rét ở hơn 40 tỉnh, thành phố. Hầu hết các trường hợp mắc sốt rét tập trung ở khu vực rừng, đồi núi chỉ ở 04 tỉnh trong đó có 01 tỉnh chiếm gần 1/3 số ca mắc.

Giai đoạn 2018-2022, kết quả hoạt động phòng chống sốt rét đều đạt, vượt chỉ tiêu kế hoạch, số trường hợp bệnh sốt rét năm 2022 giảm 91,2% so với năm 2018. Năm 2022, toàn quốc ghi nhận 456 trường hợp mắc bệnh sốt rét, giảm 2,4% so với năm 2021, không có trường hợp tử vong. Đến hết năm 2022, toàn quốc có 42 tỉnh, thành phố công bố loại trừ sốt rét.

Giai đoạn 2018-2022 ghi nhận toàn quốc có 11 trường hợp tử vong do sốt rét. Số người có ký sinh trùng sốt rét trung bình/năm giai đoạn 2016-2020 giảm 75% so với giai đoạn 2011-2015 (3.921/15.692).

Theo đánh giá của Bộ Y tế, khu vực miền Trung – Tây Nguyên luôn được xem là khu vực trọng điểm sốt rét của cả nước, đặc điểm địa lý tiếp giáp với Lào và Campuchia, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực sinh sống của người đồng bào dân tộc thiểu số, nghề nghiệp của người dân liên quan nhiều đến rừng, rẫy, mặt khác hoạt động quản lý bệnh nhân sốt rét tại trạm y tế xã, thôn bản chưa đạt hiệu quả cao, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát sốt rét tại khu vực này.

Bên cạnh đó, ký sinh trùng sốt rét kháng với thuốc Artemisinin và các dẫn xuất lan rộng, véc tơ truyền bệnh sốt rét kháng với một số hóa chất diệt côn trùng đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện mục tiêu của chương trình và là thách thức trong lộ trình sốt rét từ nay đến năm 2030.

Năm 2022, tình hình sốt rét trên toàn khu vực miền Trung – Tây Nguyên giảm 6,33% (số ca mắc 296/316 ca) so với năm 2021, trong đó miền Trung giảm 75/93 ca (19,3%), Tây Nguyên giảm 221/223 ca (0,9%).

Theo báo cáo, năm 2022 có 05 tỉnh có ca mắc sốt rét tăng so với năm 2021, cụ thể tỉnh Quảng Bình 6/4 ca tất cả đều là những trường hợp nhập cảnh từ Châu Phi về, TP Đà Nẵng có 01 trường hợp là bệnh sốt rét ngoại lai, Quảng Trị ghi nhận 18/1 ca, tỉnh Ninh Thuận 9/1 ca phần lớn là bệnh nhân đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới.

Tỉnh Khánh Hòa năm 2021 ghi nhận 03 ca, năm 2022 ghi nhận 12 ca sốt rét chủ yếu là người đi rừng, ngủ rẫy, cư ngụ chủ yếu tại xã Sơn Thái huyện Khánh Vĩnh, nhiều trường hợp nhiễm P. Malariae và được phân loại ký sinh trùng sốt rét nội địa, không có trường hợp sốt rét ác tính và tử vong do sốt rét.

Khu vực miền Trung ghi nhận 236 trường hợp sốt rét do P. Falciparum (79,7%), do P. vivax là 46 ca (15,6%), P. Malariae 13 ca (4,4%), có 01 ca nhiễm phối hợp (0,3%).

Tỉnh Khánh Hòa là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ mắc sốt rét cao nhất khu vực miền Trung, là một trong 05 tỉnh có ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc Artemisin; đặc biệt là tại huyện Khánh Vĩnh là địa phương có một số trường hợp mắc bệnh sốt rét cao nhất tỉnh Khánh Hòa, là điểm nóng về sốt rét và tình trạng sốt rét kháng thuốc.

Năm 2018 tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 125 ca mắc sốt rét, năm 2019 ghi nhận 95 ca, năm 2022 ghi nhận chỉ có 12 ca. Huyện Khánh Vĩnh là điểm nóng sốt rét của tỉnh, tiếp theo là huyện Diên Khánh và huyện Vạn Ninh. Người mắc bệnh sốt rét hầu hết là người đi rùng, ngủ rẫy, nhân viên kiểm lâm, công nhân. Tỉnh Khánh Hòa ghi nhận sự hiện diện của cả 03 ký sinh trùng sốt rét là P. Falciparum, P. vivax, P. Malariae, trong đó 02 ký sinh trùng P. Falciparum và P. vivax dễ gây ra biến chứng nặng cho người mắc và dễ kháng thuốc.

Theo báo cáo, tất cả các xã, thị trấn của huyện Khánh Vĩnh đều là vùng sốt rét lưu hành với mức độ nặng. Trong thời gian qua với nhiều can thiệp hiệu quả, như Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống sốt rét; Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisin giai đoạn 2018-2020 (RAI2E), công tác sốt rét toàn tỉnh Khánh Hòa đã đạt nhiều thành quả quan trọng, tỷ lệ mắc sốt rét và tử vong do sốt rét giảm đáng kể, không còn dịch sốt rét xảy ra.

Tuy nhiên, công tác phòng chống sốt rét tại huyện Khánh Vĩnh vẫn chưa thật sự bền vững, các xã như Sơn Thái, Khánh Thượng, Khánh Thành vẫn còn phát hiện các trường hợp sốt rét mới; vẫn còn tình trạng nhận thức công tác phòng chống sốt rét chưa đầy đủ, chủ quan đối với bệnh sốt rét; tập tục chữa bệnh còn lạc hậu; thiếu tự giác thực hiện các biện pháp phòng chống sốt rét như ngủ màn khi đi nương rẫy; không đến cơ sở y tế khám chữa bệnh kịp thời; bên cạnh đó, môi trường biến đổi, thời tiết thay đổi thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Vì vậy, cần thiết có những hoạt động tăng cường phòng chống sốt rét tại tỉnh Khánh Hòa nói chung và huyện Khánh Vĩnh nói riêng./.

Hồng Đăng

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập59
  • Hôm nay2764
  • Tháng hiện tại8755
  • Năm hiện tại917225
  • Tổng lượt truy cập7083125
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website