Chẩn đoán loét bàn chân bệnh nhân đái tháo đường

31/05/2023
Theo các chuyên gia đái tháo đường, việc đánh giá mức độ tổn thương, giai đoạn tổn thương ở loét bàn chân bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) là rất quan trọng, giúp cho bác sĩ quyết định điều trị kịp thời, chính xác, chọn biện pháp tái thông động mạch hoặc chỉ định cắt cụt chi.

Chẩn đoán loét bàn chân bệnh nhân đái tháo đường

Theo các chuyên gia đái tháo đường, việc đánh giá mức độ tổn thương, giai đoạn tổn thương ở loét bàn chân bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) là rất quan trọng, giúp cho bác sĩ quyết định điều trị kịp thời, chính xác, chọn biện pháp tái thông động mạch hoặc chỉ định cắt cụt chi.

Phân loại, thang điểm sử dụng đối với bệnh động mạch chi dưới gồm có thang điểm Fontaine và Rutherford, thang điểm phân loại đánh giá nguy cơ cắt cụt chi dưới theo hệ thống phân loại PEDIS.

Các chuyên gia, bác sĩ sẽ thực hiện khám các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng vết loét bàn chân ĐTĐ. Cụ thể sẽ xét nghiệm thăm dò tổn thương xương, vết loét tồn tại hơn 30 ngày, các vết loét lập đi lập lại như thế nào, vết thương ở chân do chấn thương, sự hiện diện của bệnh động mạch ngoại biên, tiền sử đã cắt cụt chi dưới, mất cảm giác bảo vệ ở bàn chân, đi chân trần.

Vết loét nhiễm trùng khi thăm khám thường có những biểu hiện như tăng tiết dịch, dịch tiết có mủ, mùi hôi, tăng cảm giác đau, sưng tấy đỏ xung quanh, khi nhiễm trùng nặng có sốt cao, tăng bạch cầu, tăng Hs-CRP.

Dựa trên đánh giá dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng, kết quả vi sinh các bác sĩ sẽ chẩn đoán nhiễm trùng bàn chân ĐTĐ.

Khi nghi ngờ nhiễm trùng bác sĩ sẽ cho lấy mẫu ở mô mầm hoặc xương khi nghi ngờ viêm tủy xương hoặc chọc hút dịch tiết có mủ để cấy mủ bệnh phẩm.

Bác sĩ sẽ đo áp lực bàn chân, đánh giá để giúp xác định những yếu tố nguy cơ gây loét bàn chân ĐTĐ qua việc xác định những điểm tăng áp lực bàn chân qua thiết bị sử dụng tấm thảm Harris (phương pháp bán định lượng).

Gần đây phương pháp sử dụng thiết bị cảm biến áp lực với thiết bị hỗ trợ máy tính (phương pháp định lượng) giúp xác định điểm tăng áp lực của bàn chân cũng như kích cỡ bàn chân để chọn giày vừa với bàn chân cho bệnh nhân.

Các bác sĩ cho biết, áp lực bàn chân quá mức hoặc bất thường do vận động khớp hạn chế kết hợp với dị tật bàn chân là nguyên nhân phổ biến của loét bàn chân ĐTĐ.

Khi thay đổi cơ cấu chịu lực của bàn chân có thể dẫn đến mô sẹo, làm tăng sự bất thường áp lực và có thể gây loét chân. Khi mất cảm giác người bệnh tiếp tục đi lại sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương.

Các dị tật bất thường có thể dẫn đến loét là bàn chân vòm cao, ngón chân vuốt, ngón chân búa, bàn chân bẹt, bàn chân Charcot.

Để chẩn đoán người bệnh có bệnh lý loét bàn chân ĐTĐ cần có hai tiêu chuẩn là người bệnh được chẩn đoán mắc ĐTĐ và có tình trạng loét ở bàn chân.

Lưu ý glucose huyết đói khi đo bệnh nhân cần nhịn ăn, không uống nước ngọt (có thể uống nước lọc đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ, thường là bệnh nhân phải nhịn đói qua đêm từ 8-14 giờ.

Đối với nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống, thực hiện đúng theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng 75 gam glucose hòa với 250-300ml nước và uống trong 5 phút. Trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày, không mắc các bệnh lý cấp tính, không sử dụng các thuốc làm tăng glucose máu.

Tiêu chuẩn chẩn đoán loét bàn chân là bàn chân được xác định là mất mô và/hoặc hoại tử độ 1 trở đi theo phân loại Wagner – Meggitt hoặc giai đoạn 2 theo phân loại PEDIS. Người bệnh có bàn chân không mất mô, không hoại tử ở bàn chân được xem là không loét.

Thang điểm PEDIS dựa trên hướng dẫn của Hiệp hội bàn chân ĐTĐ thế giới năm 2019. Bảng phân loại căn cứ sự tưới máu, mức độ tổn thương, độ sâu của tổn thương, tình trạng nhiễm trùng, đánh giá cảm giác để cho điểm, sau đó được tính theo giai đoạn gồm 4 giai đoạn.

Tổng điểm đánh giá sau khi phân loại càng lớn thì nguy cơ cắt cụt chi càng cao. Nếu PEDIS <7 nguy cơ cắt cụt chi thấp, nếu PEDIS ≥7 nguy cơ cắt cụt chi cao.

Nguyên tắc của điều trị bàn chân loét ở bệnh nhân ĐTĐ là cải thiện tình trạng vết loét, làm lành vết loét, tăng khả năng tưới máu, chống nhiễm trùng. Ưu tiên phương pháp làm lành và phục hồi vết loét trước khi cân nhắc cắt lọc và sau cùng là cắt cụt chi. Giảm nguy cơ phải cắt cụt chi cho bệnh nhân.

Cần điều trị để tăng chất lượng sống của người bệnh, giảm và hạn chế tử vong. Chú ý điều trị các bệnh nền đặc biệt là bệnh ĐTĐ có vai trò quan trọng trong việc phục hồi vết loét. Cũng cần quan tâm điều kiện kinh tế của bệnh nhân vì chi phí điều trị loét, nhiễm trùng bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ tốn kém và lâu dài./.

Văn Hanh

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

303A/KSBT-TCHC

Chào giá sửa máy photocopy

147/KSBT-TCHC

Chào giá cung cấp dịch vụ cho thuê dàn âm thanh, sản xuất market

543/KSBT-KHNV

Mời chào giá in sổ sách, biểu mẫu phục vụ TCMR năm 2024

463/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, vật tư phòng chống bệnh sốt rét

445/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh nước (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập1356
  • Hôm nay11229
  • Tháng hiện tại181015
  • Năm hiện tại864987
  • Tổng lượt truy cập7030887
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website