Hiệu quả chương trình PrEP tại Khánh Hòa

31/03/2024
Chương trình PrEP (dự phòng trước phơi nhiễm HIV) tại tỉnh Khánh Hòa đã thể hiện nỗ lực của tỉnh trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS không chỉ đối với cá nhân sử dụng mà còn đối với cộng đồng. Trong đó, truyền thông nhóm PrEP đã đóng vai trò then chốt trong việc đưa chương trình gần hơn với nhóm nguy cơ cao, những nhóm khó tiếp cận theo cách thông thường.

Hiệu quả chương trình PrEP tại Khánh Hòa

Chương trình PrEP (dự phòng trước phơi nhiễm HIV) tại tỉnh Khánh Hòa đã thể hiện nỗ lực của tỉnh trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS không chỉ đối với cá nhân sử dụng mà còn đối với cộng đồng. Trong đó, truyền thông nhóm PrEP đã đóng vai trò then chốt trong việc đưa chương trình gần hơn với nhóm nguy cơ cao, những nhóm khó tiếp cận theo cách thông thường.

Từ những bước đầu tiên vào năm 2020, đến nay đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc truyền thông và tiếp cận đối tượng; chương trình truyền thông nhóm PrEP tại Khánh Hòa đã chứng minh rằng sự kết hợp giữa hiệu quả và sáng tạo trong truyền thông có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong nhận thức và hành vi của cộng đồng đối với việc bảo vệ sức khỏe của mình. Trong khi các phương tiện truyền thông truyền thống như phóng sự, quảng cáo trên tờ rơi, mặc dù được sử dụng, thường không đạt được hiệu quả cao như mong đợi trong việc tiếp cận nhóm đối tượng nguy cơ cao. Đặc biệt, với nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), nguy cơ lây nhiễm HIV thường cao hơn so với nhóm khác, nhưng họ thường không nhận được đủ thông tin về các dịch vụ dự phòng.

Chính vì vậy, sự ra đời của truyền thông nhóm PrEP đã mở ra một cánh cửa mới trong việc tiếp cận đối tượng nguy cơ cao. Thay vì chờ đợi họ tìm kiếm thông tin, chương trình đã đưa thông điệp trực tiếp đến từng cá nhân trong nhóm đối tượng này. Từ việc tổ chức các buổi truyền thông nhóm đến việc tạo ra một mạng lưới thông tin chặt chẽ, chương trình đã đẩy mạnh việc tiếp cận và giới thiệu PrEP một cách hiệu quả.

Với sự hỗ trợ kinh phí từ Dự án Quỹ Toàn Cầu Phòng, chống HIV/AIDS, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai chương trình truyền thông nhóm PrEP từ năm 2021. Tính đến nay, đã tổ chức 54 buổi truyền thông nhóm và tiếp cận 1.038 người MSM.

Một buổi truyền thông nhóm PrEP

Người tham dự truyền thông nhóm về dự phòng trước phơi nhiễm PrEP, đã chia sẻ: "Buổi truyền thông nhóm về PrEP đã cung cấp cho tôi một lượng kiến thức ngắn gọn nhưng rất hiệu quả. Tôi đã nắm bắt về PrEP chỉ sau một buổi tham gia. Mọi thắc mắc của tôi đều được giải đáp ngay lập tức bởi bác sĩ, và tôi đã đăng ký sử dụng PrEP sau buổi truyền thông đó. Tôi hy vọng chương trình truyền thông nhóm sẽ tổ chức nhiều hơn trong tương lai, bởi tôi tin rằng nhiều bạn bè của tôi cũng quan tâm đến chương trình này".

Không thể phủ nhận số lượng người sử dụng PrEP tại Khánh Hòa đã tăng vọt từ năm 2020 đến nay. Hiệu quả của truyền thông nhóm đã được chứng minh qua những con số thống kê rõ ràng, từ việc chỉ có 40 người sử dụng PrEP ít nhất một lần trong năm 2020, số lượng này đã tăng lên 533 vào năm 2023.

Điều này càng khẳng định rằng, với sự thay đổi hình thức tiếp cận và sáng tạo trong truyền thông, chúng ta có thể tạo ra những thay đổi đáng kể trong nhóm nguy cơ cao.

Biểu đồ số khách hàng sử dụng PrEP ít nhất 1 lần trong các năm từ 2020-2023 tại tỉnh Khánh Hòa

Theo chị Nguyễn Thị Ngọc Loan - Khoa Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, phụ trách chương trình truyền thông nhóm PrEP của tỉnh chia sẻ, các buổi truyền thông nhóm không chỉ cung cấp thông tin cụ thể về chương trình PrEP (như tác dụng, cách sử dụng, cách tiếp cận và các tác dụng phụ có thể xảy ra), mà còn đề cập đến các vấn đề liên quan như tình hình dịch bệnh HIV/AIDS hiện nay, những thách thức trong việc phòng, chống HIV/AIDS, và ý thức về sức khỏe cộng đồng. Tham gia buổi truyền thông, người tham dự còn có cơ hội trực tiếp đặt câu hỏi và trao đổi với các bác sĩ chuyên môn.

BSCKII Tôn Thất Toàn, Phó Giám đốc phụ trách Trung Tâm Kiểm soát bệnh tật, đánh giá: "Chiến lược truyền thông nhóm PrEP đã mang lại hiệu quả rất cao, khi nhiều người đăng ký sử dụng PrEP sau buổi truyền thông. Đây là một bước quan trọng trong việc tiếp cận các nhóm nguy cơ cao, đặc biệt là nhóm MSM. Dự kiến trong năm 2024, chương trình sẽ tiếp tục triển khai với quy mô rộng lớn hơn, dự kiến tổ chức hơn 40 buổi truyền thông và tiếp cận 720 bạn MSM trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”.

Nếu bạn quan tâm đến chương trình truyền thông nhóm PrEP, hãy liên hệ số điện thoại sau để được tư vấn và đặt lịch hẹn tham gia: 0258 3562 749 - CN. Loan- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa.

*Hãy cùng chúng tôi lan tỏa thông điệp về chương trình PrEP và chung tay Phòng, chống HIV/AIDS!*

BS. Nguyễn Quốc Huy

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập221
  • Hôm nay1729
  • Tháng hiện tại218316
  • Năm hiện tại902288
  • Tổng lượt truy cập7068188
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website