Sự khác nhau giữa PrEP và PEP

15/04/2024
PrEP và PEP là 2 khái niệm phổ biến trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Dưới đây là sự phân biệt giữa điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP).

Sự khác nhau giữa PrEP và PEP

PrEP và PEP là 2 khái niệm phổ biến trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Dưới đây là sự phân biệt giữa điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP).

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc
ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.

Thuốc sử dụng điều trị PEP là thuốc kháng virus HIV có 3 hoạt chất.

Chỉ định điều trị PEP

* Dùng cho trường hợp có phơi nhiễm HIV trong vòng 72 giờ.

Phơi nhiễm với HIV là việc tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của người nhiễm HIV. Trường hợp dùng chung bơm kim tiêm và hoặc quan hệ tình dục không an toàn với người có nguy cơ cao nhiễm HIV hoặc không rõ tình trạng nhiễm HIV có thể được xem như phơi nhiễm với HIV. Các dạng phơi nhiễm thường gặp:

- Kim đâm xuyên da khi làm thủ thuật, tiêm truyền, lấy máu làm xét nghiệm, chọc dò.

- Vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch sinh học của người bệnh.

- Tổn thương qua da do ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.

- Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh dính vào các vùng da bị tổn thương hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng).

- Sử dụng chung bơm kim tiêm đối với người nghiện chích ma túy.

- Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV hoặc người không rõ tình trạng HIV hoặc bị hiếp dâm, cưỡng dâm.

* Không điều trị PEP cho những trường hợp sau:

- Người bị nhiễm HIV.

- Người bị phơi nhiễm nhưng nguồn gây phơi nhiễm được xác định là HIV âm tính.

- Phơi nhiễm với các dịch cơ thể không có nguy cơ lây nhiễm như nước mắt, dịch nước bọt, nước tiểu và mồ hôi.

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. Theo hướng dẫn chăm sóc và điều trị HIV/AIDS của Bộ Y tế năm 2021, PrEP có hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97% và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt.

Thuốc sử dụng trong PrEP là một loại thuốc kháng virus HIV có chứa 2 hoạt chất.

Thời gian bắt đầu sử dụng:

- Đối với nam không sử dụng hormone khẳng định giới: Hiệu quả bảo vệ tối đa sau 2-24 giờ nếu bắt đầu liều 2 viên hoặc 7 ngày nếu uống mỗi ngày 1 viên.

- Đối với nữ có nguy cơ nhiễm HIV hoặc người có nguy cơ nhiễm HIV qua đường máu: PrEP chỉ có tác dụng bảo vệ tối đa sau khi sử dụng thuốc đầy đủ và liên tục trong 7 ngày.

Chỉ định PrEP:

* Những người chưa nhiễm HIV nhưng có nguy cơ nhiễm HIV cao, bao gồm những người có một trong các yếu tố sau trong vòng 6 tháng qua:

- Quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo mà không sử dụng bao cao su với ít nhất hai bạn tình trở lên.

- Có bạn tình có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao nhiễm HIV hoặc không rõ yếu tố nguy cơ nhiễm HIV.

- Có bạn tình nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV > 200 bản sao/mL hoặc chưa được xét nghiệm tải lượng HIV.

- Có tiền sử mắc hoặc đang điều trị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

- Đã từng điều trị PEP và vẫn có hành vi nguy cơ cao.

- Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích.

* Không chỉ định PrEP nếu có một trong các tiêu chí sau:

- Người bị nhiễm HIV.

- Có triệu chứng của Hội chứng nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV.

- Dị ứng hoặc có chống chỉ định với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP.

- Không sử dụng thuốc chứa TDF khi độ thanh thải creatinin <60 mL/phút và/hoặc cân nặng dưới 35 kg.

Tóm lại, PEP và PrEP đều là các phương pháp dùng thuốc kháng retrovirus HIV, nhưng chúng được sử dụng trong các tình huống và mục đích khác nhau:

PEP (Dự phòng sau phơi nhiễm)

- PEP được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp sau khi có tiếp xúc với HIV.

- Thuốc PEP bao gồm 3 hoạt chất kháng retrovirus HIV, tương tự như các loại thuốc được sử dụng để điều trị người nhiễm HIV. Việc sử dụng PEP cần bắt đầu càng sớm càng tốt, trong vòng 72 giờ sau sự kiện tiếp xúc và được duy trì trong một thời gian nhất định, thường là 28 ngày.

PrEP (Dự phòng trước phơi nhiễm)

- PrEP được sử dụng trước khi có nguy cơ tiếp xúc với HIV

- Thuốc PrEP chỉ bao gồm 2 hoạt chất kháng retrovirus HIV. PrEP được sử dụng hàng ngày hoặc theo tình huống để ngăn chặn sự lây nhiễm HIV và thường được kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác như sử dụng bao cao su.

BS. Nguyễn Quốc Huy

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập96
  • Hôm nay410
  • Tháng hiện tại216997
  • Năm hiện tại900969
  • Tổng lượt truy cập7066869
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website