Tăng cường chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em

14/06/2024
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2021, cứ 7 trẻ vị thành niên độ tuổi từ 10-19 có một trẻ mắc một vấn đề sức khỏe tâm thần nào đó (14%) và gây ra 13% gánh nặng bệnh tật của nhóm tuổi này.

Tăng cường chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2021, cứ 7 trẻ vị thành niên độ tuổi từ 10-19 có một trẻ mắc một vấn đề sức khỏe tâm thần nào đó (14%) và gây ra 13% gánh nặng bệnh tật của nhóm tuổi này.

Có khoảng 20% trẻ vị thành niên có thể khởi phát các vấn đề sức khỏe tâm thần ở bất kỳ độ tuổi nào của giai đoạn này.

Báo cáo của Bộ Y tế, tỉ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung đối với trẻ em và trẻ vị thành niên (VTN) ở Việt Nam dao động từ 8% đến 29%. Các vấn đề sức khỏe tâm thần hay gặp ở trẻ là các vấn đề hướng nội như lo âu, trầm cảm, đơn độc và vấn đề hướng ngoại như tăng động, giảm chú ý.

VTN hay gặp những rối loạn về cảm xúc, có khoảng 3,6% trẻ từ 10-14 tuổi và 4,6% trẻ từ 15-19 tuổi có vấn đề rối loạn lo âu. Đối với trầm cảm, 1,1% trẻ từ 1-14 tuổi và 2,8% ở trẻ từ 15-19 tuổi. Ở nhóm tuổi nhỏ hơn hay gặp các vấn đề về hành vi như tăng động giảm chú ý, rối loạn về cư xử.

Theo các chuyên gia, các yếu tố nguy cơ sẽ làm tăng khả năng các em gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần, làm nặng thêm tình trạng của vấn đề sức khỏe tâm thần. Các yếu tố nguy cơ về tính cách kém thích ứng, kiểu khó gần, tự cô lập về cảm xúc, không chia sẻ cảm xúc với ai. Trẻ có sự tự chủ ở mức thấp, cảm nhận tốt về bản thân ở mức thấp, quan niệm tiêu cực về đặc điểm cơ thể như thấp bé, lo lắng dấu hiệu dậy thì, thừa cân…

Yếu tố nguy cơ có thể là hành vi sử dụng quá nhiều và nguy cơ nghiện trực tuyến. Đối với gia đình, các yếu tố nguy cơ có thể là nguyên tắc trong gia đình quá nghiêm ngặt, liên quan đến thành tích học tập, các mối quan hệ tình cảm; gia đình nghèo hoặc đang giảm sút về kinh tế, xã hội. Trong gia đình có xung đột, bạo lực, tiền sử gia đình có vấn đề sức khỏe tâm thần.

Ở trường môi trường trẻ học tập căng thẳng, áp lực cạnh tranh cao, trẻ bị bắt nạt trực tiếp hoặc trực tuyến qua mạng. Môi trường xã hội còn có những vấn đề ảnh hưởng như nghèo đói, đô thị hóa, cộng đồng thiếu tổ chức, phơi nhiễm với bạo lực, phạm pháp. Trẻ ở miền núi có thể có những yếu tố làm ảnh hưởng đó là sự kết hôn sớm, tảo hôn dẫn đến thôi học.

Các chuyên gia cho rằng cần tăng cường các yếu tố bảo vệ giúp trẻ giảm khả năng các vấn đề về sức khỏe tâm thần, góp phần giúp trẻ có sức khỏe tâm thần khỏe mạnh.

Cụ thể, trẻ cần có những kỹ năng xã hội – cảm xúc tốt, kỹ năng ứng phó với những tình huống khó khăn, kỹ năng quản lý giận dữ, quản lý cảm xúc, kỹ năng giải quyết vấn đề. Trẻ cần rèn luyện sự tự chủ ở mức cao, cảm nhận tốt về bản thân ở mức cao.

Đối với gia đình trẻ được bảo vệ tốt khi các vấn đề kinh tế - xã hội tốt, gia đình vui vẻ, mối quan hệ tình cảm gắn kết, bền chặt, cảm giác được yêu thương, chia sẻ cảm xúc và lo ngại với người thân.

Ở trường trẻ có bầu không khí thân thiện, an toàn, hòa nhập, gắn bó, kết nối tốt với trường học, bạn bè. Thầy cô hiểu cảm xúc cũng như những khó khăn của học sinh để kịp thời hỗ trợ.

Đối với cộng đồng, yếu tố bảo vệ tốt là xã hội an toàn, công bằng, gắn kết, văn hóa tích cực, các hình mẫu tích cực, có những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần dễ tiếp cận, luôn sẵn có.

Phương pháp sử dụng bộ câu hỏi, thang đánh giá giúp nhận diện các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh

Theo các chuyên gia, biểu hiện các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ VTN rất đa dạng. Cụ thể, các bất thường về cảm xúc trẻ trở nên buồn chán quá mức hoặc kéo dài, dễ cáu kỉnh, bực bội vô cớ. Có trẻ có tình trạng lo lắng, sợ hãi kéo dài, hoảng sợ, ngược lại có trẻ hưng phấn, nói nhiều, vui vẻ quá mức bình thường.

Đối với bất thường về tư duy, trẻ có những suy nghĩ quá mức, không phù hợp, sai lệch so với lứa tuổi; trẻ lầm lì, ít nói, suy nghĩ tiêu cực, tự ti, bi quan, những trường hợp nặng trẻ có ý nghĩ tự sát, có trẻ ngược trở lại, biểu hiện hưng phấn, tự đánh giá cao bản thân.

Các bất thường về hành vi có thể trẻ sống thu mình, ít giao tiếp; có trẻ lại hưng phấn, nói nhiều; hoặc trẻ có hành vi xâm phạm, công kích người khác, vi phạm nội quy. Một số trẻ có hành vi chống đối, bạo lực với bạn bè, người thân.

Một số trẻ sử dụng chất gây nghiện như uống rượu, hút thuốc lá, hút thuốc lá điện tử, cần sa. Trẻ có thể trốn học, bỏ nhà đi qua đêm, có trẻ ăn trộm, phá đồ đạc người khác.

Các bất thường khác như trẻ không tập trung trong học tập, không để ý nội dung bài giảng của thầy cô; trẻ hay quên đồ dùng học tập, quên bài làm, quên các nhiệm vụ được giao ở trường, ở nhà. Trẻ thường buồn ngủ, ngủ gục trong giờ học, mất ngủ vào ban đêm khi ở nhà.

Để đánh giá vấn đề sức khỏe tâm thần cho trẻ nên áp dụng phương pháp phỏng vấn, quan sát trực tiếp, sử dụng bộ câu hỏi và ghi chép trong hồ sơ.

Có thể hỏi trực tiếp với học sinh, có thể là người nhà hoặc người chăm sóc của học sinh. Nội dung câu hỏi các thông tin liên quan đến quá trình hình thành và diễn biến của bệnh, các thông tin về tính cách, các sang chấn tâm lý, hoàn cảnh kinh tế xã hội và văn hóa liên quan đến bệnh.

Đối với phương pháp quan sát cần quan sát các biểu hiện về cảm xúc, hành vi, giấc ngủ của trẻ, tần suất, tính chất, cường độ, thời gian xuất hiện triệu chứng, diễn biến triệu chứng.

Phương pháp sử dụng bộ câu hỏi, thang đánh giá, lượng giá hành vi, tính cách, nhân cách, cảm xúc, tư duy, trí nhớ, trí tuệ của người được lượng giá.

Bằng những phương pháp nói trên sẽ giúp nhận diện các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh, qua đó có giải pháp phù hợp hoặc thăm khám điều trị kịp thời tại cơ sở y tế./.

Anh Huy

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

2821/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2516A/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, vật tư, sinh phẩm

2525/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2253/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2224/KSBT-TCHC

Mời chào giá sửa xe ô tô

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay2619
  • Tháng hiện tại207409
  • Năm hiện tại3445698
  • Tổng lượt truy cập9611598
  • Xem tiếp >>
DẤU ẤN CÔNG TÁC Y TẾ NĂM 2024
Liên kết website