Tăng cường các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng

07/09/2024
Theo báo cáo của Viện Pasteur Nha Trang, trong 7 tháng đầu năm 2024, 11 tỉnh duyên hải miền Trung ghi nhận 3.891 trường hợp bệnh tay chân miệng (TCM), không có trường hợp tử vong do bệnh TCM.

Tăng cường các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng

Theo báo cáo của Viện Pasteur Nha Trang, trong 7 tháng đầu năm 2024, 11 tỉnh duyên hải miền Trung ghi nhận 3.891 trường hợp bệnh tay chân miệng (TCM), không có trường hợp tử vong do bệnh TCM.

So sánh cùng kỳ năm 2023, số mắc bệnh TCM của khu vực miền Trung giảm 29,7%, năm 2023 ghi nhận 5 trường hợp tử vong do bệnh TCM.

Lãnh đạo Viện Pasteur Nha Trang đề nghị ngành y tế các tỉnh, thành phố khu vực tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Sở, ngành, đoàn thể tham gia công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và công tác phòng chống bệnh TCM nói riêng, nhất là trong thời gian chuẩn bị bắt đầu vào năm học mới, đỉnh dịch TCM thường vào tháng 9,10 hàng năm.

Bs Tôn Thất Toàn – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết, tại tỉnh Khánh Hòa 3 tháng đầu năm 2024 ghi nhận 198 ca mắc TCM, từ tháng 2/2024, số ca mắc TCM bắt đầu tăng, cao nhất là tháng 5/2024 với 235 ca, hai tháng 6 và 7/2024 số ca mắc TCM dao động trong khoảng 200 ca.

Nguyên nhân ca mắc TCM tăng cao là do từ tháng 2 sau kết thúc đợt nghỉ Tết Nguyên Đán dài ngày, các em bắt đầu quay lại trường học, đây cũng là thời điểm các trường mầm non bắt đầu nhận các lớp học mới, thời điểm thời tiết giao mùa, khí hậu nắng nóng, ẩm, thuận lợi cho vi rút TCM phát triển, trong đó có chủng vi rút EV71 là chủng độc lực cao.

7 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh ghi nhận 1.001 trường hợp TCM, giảm 690 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (1.691 ca). Tất cả 8/8 huyện, thị xã, thành phố đều ghi nhận ca bệnh TCM, trong đó TP Nha Trang là địa phương có số ca mắc TCM cao nhất với 338 ca.

Về ổ dịch, 7 tháng đầu năm 2024 ghi nhận 34 ổ dịch, trong đó có 12 ổ dịch tại trường mầm non hoặc nhóm trẻ gia đình. TP Nha Trang ghi nhận 9 ổ dịch, nhiều nhất trong toàn tỉnh.

Ảnh Internet

Phân tích về độ tuổi, bệnh TCM tại Khánh Hòa tập trung ở trẻ từ 3 tuổi trở xuống, chiếm tỉ lệ 78,5%, trong đó nhóm trẻ từ 13-36 tháng tuổi chiếm 67,2% trên tổng số trường hợp mắc trong 7 tháng đầu năm 2024, trung bình tuổi mắc bệnh TCM của trẻ là 2 tuổi.

Về phân độ lâm sàng, các trường hợp mắc TCM chủ yếu là độ 1 và độ 2a; tỉnh ghi nhận có 16 trường hợp phân độ lâm sàng là độ 2b; các trường hợp có phân độ lâm sàng từ độ 2a trở lên đều được nhập viện, theo dõi điều trị.

Bs Tôn Thất Toàn cho biết, bệnh TCM có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu trường học không thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh môi trường, bệnh sẽ bùng phát rộng.

Nguyên nhân do những ngày độ ẩm không khí cao, gây tụ hơi nước trên sàn, kính, quần áo, đồ dùng, môi trường thuận lợi cho các loại nấm, vi rút phát triển mạnh. Khi đó các bệnh truyền nhiễm như TCM có điều kiện thuận lợi lây lan nhanh, tăng nguy cơ mắc bệnh.

Trẻ nhỏ có thói quen ngậm đồ và chơi chung đồ chơi với nhau nên dễ mắc TCM.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh TCM là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc và da chủ yếu ở dạng bóng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Để phòng bệnh TCM, người dân cần thực hiện các biện pháp như sau:

- Ăn uống sạch, ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm nước sôi). Đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ bốc, mút tay, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa.

- Nơi ở, sinh họat cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ chú ý không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và chất thải bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Cả người lớn và trẻ em cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Không cho trẻ ngậm mút đồ chơi và dùng chung đồ chơi chưa được khử trùng. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất./.

Hoa Đăng

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

2253/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2224/KSBT-TCHC

Mời chào giá sửa xe ô tô

1909/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

1913/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)

1660A/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập213
  • Hôm nay2356
  • Tháng hiện tại333420
  • Năm hiện tại2923500
  • Tổng lượt truy cập9089400
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website