Phòng bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn

08/09/2024
Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em.

Phòng bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn

Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em.

Tình trạng viêm tai giữa xuất hiện khi các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong tai hoặc do tác động từ bên ngoài môi trường. Nguyên nhân chủ yếu của viêm tai giữa là do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumonia (40-50%), vi khuẩn Haemophilus Influenzae 30-40%.

Phế cầu khuẩn thường trú ngụ sẵn trong hầu họng của trẻ em và người lớn. Khi sức khỏe suy yếu, khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, lúc này vi khuẩn phế cầu thừa cơ hội tấn công vào đường hô hấp và gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não.

Theo các bác sĩ, trẻ em với hệ miễn dịch non nớt, người cao tuổi bị suy giảm sức đề kháng, người mắc bệnh mạn tính là những đối tượng dễ mắc bệnh viêm tai giữa, bệnh thường diễn tiến nhanh, để lại di chứng nặng nề cho người bệnh.

Các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa gồm màng nhĩ phồng hoặc không di động. Khi bơm khí vào tai, dịch chảy ra từ tai.

(Ảnh Internet)

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường sốt cao 30-40 độ C, trẻ quấy khóc, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, có những trường hợp có thể co giật. Trẻ đau tai, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, triệu chứng xuất hiện gần như đồng thời với sốt.

Nếu bệnh không được phát hiện điều trị sớm có thể tiến triển sang mạn tính, vỡ mủ do màng nhĩ bị thủng, mủ chảy ra ngoài qua lỗ tai. Ở giai đoạn này trẻ bớt khóc, ăn được, ngủ được, không còn triệu chứng rối loạn tiêu hóa và đau tai. Lúc này bệnh viêm tai giữa đã chuyển thành thể mạn tính, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này của người bệnh với những biến chứng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Cụ thể như mất thính lực, nước nhầy tụ sau màng nhĩ có thể dần hết đi nhưng cũng có thể tồn tại ở tai giữa trong một thời gian dài dẫn đến phá hư màng nhĩ, hư chuỗi xương dẫn đến âm thanh, gây điếc tai vĩnh viễn.

Trong thời gian viêm, nước nhầy và mủ có thể tích tụ nhiều trong tai giữa, đè và gây áp lực lên màng nhĩ làm màng nhĩ rách, mủ chảy ra ngoài. Nếu màng nhĩ rách nhiều lần và không lành sẽ gây thủng, bệnh nhân cần mổ để vá lại màng nhĩ.

Viêm xương chũm là biến chứng phổ biến của viêm tai giữa. Nếu viêm tai không được điều trị sớm bệnh sẽ lan vào xương gây viêm xương chũm (là một phần xương thái dương và hộp sọ). Nguy hiểm hơn là bệnh có thể gây biến chứng nội sọ như viêm màng não, áp xe não, làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Viêm tai giữa ảnh hưởng đến thính lực bệnh nhân, nếu xảy ra ở trẻ em có thể khiến cho trẻ chậm nói, nguyên nhân do không nghe rõ người khác nói, khả năng học tập ở trẻ bị ảnh hưởng, chậm phát triển trí não.

Để chẩn đoán, ngoài triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa vào nội soi tai, đo thính lực để đánh giá sức nghe, đo nhĩ lượng để phát hiện dịch trong tai giữa, chụp X-quang 2 tai, chụp CT vùng mũi xoang, CT não, MRI khi nghi ngờ bệnh có biến chứng.

Các bác sĩ cho biết, về vệ sinh tai, nếu tai chảy dịch mủ, người thân không nên lau quá sâu, không dùng bông nút kín tai mà nên để dịch chảy ra ngoài một cách tự nhiên. Chú ý, khi tắm và vệ sinh cơ thể, người bệnh không để nước vào tai dễ làm cho bệnh nặng hơn, dùng thuốc nhỏ tai theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài vệ sinh tai, người bệnh nên rửa mũi thường xuyên 2-3 lần/ngày bằng nước muối sinh lý ấm. Nên chú ý rửa tay thường xuyên, không dùng chung vật dụng cá nhân của người khác, trẻ bệnh nên cho ở nhà để chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng, tránh xa khói thuốc lá.

Để phòng bệnh nên giữ vệ sinh cá nhân tốt, trẻ em cần được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, đặc biệt là tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu.

Các chuyên gia cũng cho biết, vắc xin phế cầu PPSV chứa polysaccharide phế cầu khuẩn dạng nang tạo ra phản ứng độc lập với tế bào miễn dịch T, gây biệt hóa tế bào B, trương bào sản xuất kháng thể, không tạo được tế bào B nhớ.

Đối với vắc xin PCV chứa kháng nguyên STs phế cầu liên hợp tạo ra phản ứng lệ thuộc vào tế bào T, tạo các tế bào B nhớ và có kháng thể đặc hiệu cao./.

Tường Huân

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

2253/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2224/KSBT-TCHC

Mời chào giá sửa xe ô tô

1909/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

1913/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)

1660A/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập194
  • Hôm nay2299
  • Tháng hiện tại333363
  • Năm hiện tại2923443
  • Tổng lượt truy cập9089343
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website