Tiếp tục rà soát để tăng tỉ lệ tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi
Theo báo cáo của Bộ Y tế, triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi đợt 2 trong năm 2025, Bộ Y tế đã cấp gần 800.000 liều vắc xin cho 54 tỉnh, thành phố, đến ngày 31/3/2025 đã tiêm được 761.829/802.997 đối tượng, đạt 94,9%, trong đó có 37 tỉnh, thành phố đã đạt tỉ lệ tiêm chủng từ 95% trở lên.
Bộ Y tế đã có Công văn chỉ đạo ngày 4/4/2025, các tỉnh, thành phố cần tiếp tục rà soát kỹ đối tượng để đảm bảo bao phủ cho từng nhóm trẻ từ đủ 6 đến 9 tháng, trẻ từ 1 đến 10 tuổi, không để bỏ sót các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng nhưng chưa được tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi.
Các tỉnh, thành phố cần giám sát chặt chẽ số ca mắc sởi, đảm bảo những trường hợp nghi ngờ được phát hiện, điều trị kịp thời, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch phù hợp, kịp thời báo cáo Viện Pasteur, Bộ Y tế diễn biến tình hình dịch sởi, phối hợp đề xuất việc tiêm chủng cho các nhóm đối tượng khác trên địa bàn trong trường hợp cần thiết.
Ngày 26/3/2025, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1019/QĐ-BYT về tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi áp dụng tại cơ sở khám chữa bệnh toàn quốc.
Theo đó, chẩn đoán ca bệnh sởi gồm 3 trường hợp là ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh lâm sàng và chẩn đoán xác định. Ca bệnh nghi ngờ mắc sởi khi có các dấu hiệu như có tiền sử tiếp xúc với người bệnh sởi trong vòng 7-21 ngày hoặc sống trong vùng dịch sởi lưu hành, triệu chứng lâm sàng nghi ngờ sởi như có sốt, viêm long đường hô hấp trên. Chẩn đoán ca bệnh sởi lâm sàng khi người bệnh có các triệu chứng sốt, ho, chảy nước mũi hoặc viêm kết mạc, có hạt Koplik hoặc phát ban dạng sởi. Đối với chẩn đoán xác định là ca bệnh nghi ngờ hoặc ca bệnh lâm sàng mắc sởi và có xét nghiệm kháng thể IgM hoặc PCR dương tính với sởi.
Bệnh sởi chẩn đoán phân biệt với nhiễm Rubella, bệnh Kawasaki, nhiễm enterovirus, bệnh do Mycoplesma pneumoniac, bệnh sốt mò, ban dị ứng, nhiễm vi rút Epstein – Barr.
Theo các chuyên gia, nhiễm Rubella phát ban không có trình tự, ít khi có viêm long đường hô hấp; bệnh Kawasaki phát ban kèm đỏ mắt không có nung mủ, màng nhầy vùng miệng, môi và cổ họng bị kích thích, hạch bạch huyết vùng cổ sưng, sưng tấy, bong da bàn tay, bàn chân.
Nhiễm enterovirus phát ban không có trình tự hay kèm rối loạn tiêu hóa. Bệnh do Mycoplesma pneumoniac có triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu và viêm phổi không điển hình. Bệnh sốt mò có vết loét hoại tử do côn trùng đốt. Đối với bệnh ban dị ứng thường kèm theo ngứa, xét nghiệm tăng bạch cầu ái toan. Đối với nhiễm vi rút Epstein – Barr hay kèm theo tăng bạch cầu đơn nhân.
Các chuyên gia lưu ý, khi bệnh cảnh lâm sàng biến chứng thần kinh, cần chẩn đoán phân biệt viêm màng não mủ có triệu chứng sốt, nhức đầu, nôn ói, dấu hiệu màng não kèm dịch não tủy đục, tăng protein, đường máu giảm, tăng bạch cầu đa nhân.
Bệnh sởi được phân độ gồm sởi không biến chứng và sởi có biến chứng như viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm loét miệng, viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm não tủy rải rác cấp tính, nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, viêm kết mạc, viêm loét giác mạc…
Nguyên tắc điều trị bệnh sởi là điều trị theo phân loại và sàng lọc người bệnh sởi hoặc nghi ngờ sởi, cách ly ca bệnh ngay khi nghi ngờ mắc sởi, uống vitamin A liều cao, điều trị triệu chứng, phát hiện và điều trị sớm các biến chứng, đảm bảo dinh dưỡng, không sử dụng corticoid đường toàn thân khi chưa loại trừ sởi.
Đối với vitamin A liều cao, tất cả các trẻ bị sởi với 2 liều cách nhau 24 giờ. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu thiếu vitamin A hoặc suy dinh dưỡng nặng, bổ sung liều thứ ba sau 4-6 tuần.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, liều vitamin A 50.000 đơn vị/liều, uống 2 lần cách nhau 24 giờ. Đối với trẻ từ 6-11 tháng tuổi, liều vitamin A 100.000 đơn vị/liều, uống 2 lần cách nhau 24 giờ; đối với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, uống liều vitamin A 200.000 đơn vị/liều, uống 2 lần cách nhau 24 giờ.
Trẻ suy dinh dưỡng nặng hoặc thiếu vitamin A hoặc có biến chứng nặng, bổ sung liều thứ 3 sau 4-6 tuần. Các chuyên gia khuyến cáo điều trị bổ sung vitamin A cho người lớn mắc sởi cũng có giá trị tốt trên lâm sàng, đặc biệt là ở những nhóm quần thể có nguy cơ thiếu hụt vitamin A, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nghi ngờ thiếu vitamin A chỉ nên điều trị với liều thấp nhưng thường xuyên hơn để phòng tránh nguy cơ gây quái thai, liều khuyến nghị là 5.000 đơn vị/ngày trong ít nhất 4 tuần.
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, từ tháng 5/2024 đến 4/4/2025, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã cấp 6.750 liều vitamin A 200.000 đơn vị cho các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, trong đó Bệnh viện bệnh Nhiệt đới nhận 3.000 liều./.
Đăng Dương
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua hóa chất, vật tư, sinh phẩm
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Luật Lưu trữ
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước